Máy chủ là một từ khá mới mẻ với những ai không làm trong lĩnh vực CNTT. Trên thực tế máy chủ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, y tế, giáo dục, giải trí,….
Nói một cách đơn giản, máy chủ được thiết kế để đảm bảo cho mọi hoạt động ổn định, an toàn 24/7 và phân phối cũng như lưu trữ dữ liệu 1 cách hiệu quả. Trong bài viết này, SunCloud sẽ khám phá chi tiết máy chủ thường được sử dụng vào đâu.
1. 3 lợi ích nổi bật của máy chủ
Máy chủ là một loại thiết bị CNTT phổ biến và tốn chi phí không hề nhỏ. Việc hiểu được lợi ích sử dụng chúng rất quan trọng để có thể xác định xem chúng ta có nên đầu tư hay không. Sau đây là một số lợi ích nổi bật của việc sử dụng máy chủ:
- Đáng tin cậy và khả năng bảo mật cao: Máy chủ bao gồm các thành phần phần cứng cao cấp hơn máy tính thông thường. Ngoài ra máy chủ được tích hợp tường lửa và bảo mật truy cập từ xa giúp ngăn ngừa người dùng truy cập trái phép vào hệ thống của bạn.
- Khả năng mở rộng: Được thiết kế có thể cung cấp nguồn tài nguyên lớn, cho phép nhiều máy tính kết nối và truy cập tài nguyên. Các máy chủ cao cấp được sử dụng nhiều CPU, khe cắm RAM và nhiều dung lượng lưu trữ hơn. Máy tính thông thường không đáp ứng được điều này nên không thể mở rộng tài nguyên khi nhu cầu tăng lên.
- Đồng bộ hóa, chia sẻ quyền truy cập, sử dụng thiết bị và tài nguyên (máy in, máy fax,…): Máy chủ chạy phần mềm và các dịch vụ cho nhiều người dùng. Với máy chủ, bạn có được mọi thứ tập trung ở một nơi duy nhất giúp dễ dàng cấu hình và hỗ trợ một nhóm nhiều người.
2. Cách thức hoạt động của máy chủ
Ngoài việc tìm hiểu mục đích máy chủ thường được sử dụng vào đâu thì cách hoạt động của máy chủ cũng là điều mà người dùng cần tìm hiểu. Khi nói đến máy chủ có thể hiểu là một máy chủ vật lý hoặc máy chủ ảo hoặc phần mềm đang thực hiện các dịch vụ máy chủ.
Phân biệt máy chủ vật lý và máy chủ ảo
Máy chủ vật lý chỉ đơn giản là một máy tính được sử dụng để chạy phần mềm máy chủ.
Máy chủ ảo là một máy tính ảo có hầu hết chức năng của một máy chủ vật lý. Máy chủ ảo bao gồm hệ điều hành và các ứng dụng riêng. Các máy chủ ảo thường chạy trên một máy chủ vật lý, tách biệt với nhau.
Máy chủ ảo được tạo bằng cách cài đặt một phần mềm nhẹ được gọi là Hypervisor vào máy chủ vật lý. Hypervisor là cho phép máy chủ vật lý hoạt động như một máy chủ ảo. Nó phân bổ tài nguyên phần cứng cụ thể của máy chủ vật lý (CPU, RAM, Disk và Bandwidth) cho một hoặc nhiều máy ảo thông qua bằng điều khiển (dành cho quản trị viên). Điều này giúp giảm đáng kể chi phí và tránh lãng phí tài nguyên vì một máy chủ vật lý duy nhất có thể chạy nhiều máy chủ ảo, thay vì mỗi công việc lại cần máy chủ vật lý riêng.
>>> Xem thêm: So sánh máy chủ vật lý và máy chủ ảo khác nhau ở điểm nào?
Tìm hiểu về phần cứng máy chủ
Máy chủ được tạo thành từ nhiều thành phần con khác nhau. Các máy chủ thường được tạo thành từ 1 khung (làm giá đỡ) chứa nguồn điện, Motherboard, một hoặc nhiều CPU, RAM, Disk, Network Adapter,....
Hầu hết phần cứng máy chủ đều hỗ trợ trình quản lý từ xa qua một cổng mạng chuyên dụng. Nó cho phép quản lý và giám sát phần cứng máy chủ, quản trị hệ thống từ xa (bật hoặc tắt nguồn máy chủ, cài đặt hệ điều hành và thực hiện theo dõi tình trạng máy chủ).
3. Các loại máy chủ hiện nay
Máy chủ thường được phân loại theo mục đích của chúng. Sau đây là một số loại máy chủ phổ biến:
- Máy chủ web: Một máy chủ được cài đặt sẵn một chương trình phục vụ các trang hoặc tệp HTML sử dụng giao thức HTTP và các giao thức khác để đáp ứng yêu cầu từ người dùng thông qua trình duyệt web.
- Máy chủ Proxy: Máy chủ giữ vai trò trung gian kết nối thiết bị đầu cuối (chẳng hạn như máy tính của người dùng) và một máy chủ cung cấp dịch vụ.
- Máy chủ thư, email: Máy chủ chạy ứng dụng quản lý, nhận email đến từ người dùng (nội bộ, người dùng máy chủ mail khác) và gửi các email.
- Máy chủ ảo: Một máy chủ hoặc nhiều máy chủ được tạo từ phần mềm Hypervisor chạy trên máy chủ vật lý để có thể dùng tài nguyên phần cứng máy chủ.
- Máy chủ tệp (File Server): Một máy tính chịu trách nhiệm là trung tâm lưu trữ và quản lý các tệp dữ liệu để các máy tính khác trên cùng một mạng có thể truy cập chúng.
- Máy chủ cơ sở dữ liệu (Database Server): Máy chủ này chịu trách nhiệm lưu trữ một hoặc nhiều cơ sở dữ liệu. Người dùng thực hiện các truy vấn, ghi dữ liệu vào cơ sở dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ từ xa.
- Máy chủ in (Print Server): Máy chủ cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào một hoặc nhiều máy in được kết nối mạng.
4. Khám phá chi tiết máy chủ thường được sử dụng vào đâu
Máy chủ ảo, máy chủ vật lý được nhắc đến rất thường xuyên trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay. Ngày nay, máy chủ cũng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, công việc khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ máy chủ thường được sử dụng vào đâu và sử dụng với mục đích gì.
- Sử dụng máy chủ tại các doanh nghiệp: Doanh nghiệp là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi máy chủ thường được sử dụng vào đâu. Đây là một trong những đơn vị có nhu cầu cao về quản lý dữ liệu, nâng cao tốc độ xử lý thông tin và duy trì hoạt động ổn định của các website (web báo chí, tin tức, bán hàng,...), hệ thống email công ty.
- Các ngành nghề khác: Tất cả các ngành nghề có số lượng dữ liệu lớn cần được đảm bảo an toàn, bảo mật như tài chính, y tế, giáo dục, giải trí, công nghệ thông tin, ban ngành nhà nước….đều có nhu cầu cần sử dụng máy chủ.
5. So sánh máy chủ với máy tính để bàn
Rất nhiều doanh nghiệp đều đang phân vân có nên sử dụng máy chủ hay không dù đã hiểu rõ mục đích máy chủ thường được sử dụng vào đâu và với mục đích gì. Vậy hãy cùng so sánh máy chủ với máy tính để bàn để thấy được mức độ cần thiết của máy chủ. Có nhiều điểm tương đồng và khác biệt giữa máy tính để bàn và máy chủ.
Sự tương đồng giữa máy chủ và máy tính để bàn
Hầu hết các máy chủ, máy tính để bàn đểu có kiến trúc giống nhau, bạn có thể chạy cùng một phần mềm trên máy chủ và máy tính để bàn.
Sự khác biệt giữa máy chủ và máy tính để bàn
- Dung lượng CPU: Các máy chủ vật lý hỗ trợ nhiều CPU và bộ nhớ sửa lỗi lớn hơn so với máy tính để bàn.
- RAM: Máy chủ hỗ trợ số lượng RAM lớn hơn nhiều so với hầu hết các máy tính để bàn.
- Khả năng dự phòng: Phần cứng máy chủ thiết kế các thành phần dự phòng để đảm bảo an toàn chạy các công việc quan trọng. Một máy chủ có thể được trang bị nguồn điện dự phòng và giao diện mạng dự phòng. Các thành phần dự phòng này cho phép máy chủ tiếp tục hoạt động ngay cả khi một thành phần chính bị lỗi.
- Hình thức: Máy tính để bàn hiện đại thường được thiết kế dạng Tower để dễ dàng đặt dưới bàn làm việc. Mặc dù vẫn có một số máy chủ dạng Tower, nhưng hầu hết các máy chủ đều được thiết kế dạng Rack để gắn trên giá của các tủ Rack.
- Hệ điều hành: Hệ điều hành máy tính để bàn có thể thực hiện một số chức năng giống như máy chủ nhưng không được thiết kế hoặc cấp phép để thay thế hệ điều hành máy chủ. Ví dụ: Hệ điều hành Windows 10 cho máy tính để bàn và hệ điều hành Windows Server dành cho máy chủ. Ta vẫn có thể cài đặt hệ điều hành Windows 10 cho máy chủ hay ngược lại. Tuy nhiên, hệ điều hành dành cho máy chủ có nhiều thiết kế phù hợp cho máy chủ như: chia sẻ tệp quy mô lớn, cung cấp hiệu suất, khả năng mở rộng và khả năng phục hồi tốt hơn,...
6. Cách chọn máy chủ đúng với nhu cầu sử dụng
Sau khi đã hiểu rõ được máy chủ thường được sử dụng vào đâu và hiểu rõ mục đích sử dụng của mình, bạn cần có kiến thức để chọn máy chủ đúng với nhu cầu sử dụng. Có nhiều yếu tố cần xem xét khi lựa chọn máy chủ, bao gồm việc sử dụng máy chủ đám mây hay máy chủ vật lý. Khi chọn máy chủ, hãy đánh giá tầm quan trọng của một số tính năng nhất định dựa trên các trường hợp sử dụng.
- Ngân sách dành cho hệ thống máy chủ: Ước tính các tài nguyên CNTT sẽ cần để cài đặt, cấu hình, bảo trì và cập nhật máy chủ. Các chi phí liên quan khác như khắc phục sự cố có thể phát sinh, đào tạo hoặc thuê ngoài nhân sự.
- Dung lượng Disk: Việc lựa chọn loại Disk và dung lượng cũng rất quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ đọc/ ghi dữ liệu cũng như độ tin cậy.
- Loại máy chủ: Bạn nên cân nhắc giữa sử dụng ảo hóa hay công nghệ điện toán đám mây thay cho máy chủ vật lý trong trung tâm dữ liệu. Vì ảo hóa cho phép chúng ta sử dụng ít máy chủ vật lý hơn để lưu trữ và xử lý công việc. Sự ra đời của điện toán đám mây cũng đã thay đổi số lượng máy chủ vật lý mà một doanh nghiệp, tổ chức cần sử dụng.
Xem thêm:
7. Kết luận
Hy vọng bài viết trên đây đã cho bạn một cái nhìn tổng thể về máy chủ cũng như hiểu rõ được máy chủ thường được sử dụng vào đâu. Góp phần vào dòng chảy chuyển đổi số của đất nước và của các doanh nghiệp hiện nay SunCloud cung cấp đến khách hàng đầy đủ mua máy chủ vật lý và các dịch vụ cho thuê máy chủ chất lượng cao.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline 083 979 3434 hoặc 024 3382 6789 để được tư vấn miễn phí và lựa chọn cho doanh nghiệp máy chủ phù hợp nhất.