Trang chủTin tức08 tiêu chí cần chú ý khi xây dựng phòng máy chủ
08 tiêu chí cần chú ý khi xây dựng phòng máy chủ

Làm thế nào để biết được một phòng máy chủ đạt chuẩn? Các tiêu chí nào thường được dùng để đánh giá một phòng máy chủ? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Làm thế nào để biết được một phòng máy chủ đạt chuẩn? Một doanh nghiệp khi muốn sử dụng phòng máy chủ thì cần có kiến thức chuyên môn để đánh giá, kiểm định. Trong bài viết dưới đây, SunCloud sẽ đưa ra các tiêu chuẩn phòng máy chủ cần có giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát nhất khi thuê hoặc xây dựng một phòng máy chủ.

1. Phòng Server (phòng máy chủ) là gì?

Phòng Server (phòng máy chủ) là một không gian hạ tầng kỹ thuật dùng để đặt máy chủ và các thiết bị công nghệ thông tin. Phòng máy chủ cần được xây dựng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo các điều kiện lý tưởng cho máy chủ hoạt động liên tục. Ở quy mô lớn hơn toàn bộ toà nhà gồm nhiều phòng máy chủ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật được gọi là Trung tâm dữ liệu. 

Phòng Server là không gian hạ tầng kỹ thuật dùng để đặt máy chủ và các thiết bị CNTT

Phòng Server là không gian hạ tầng kỹ thuật dùng để đặt máy chủ và các thiết bị CNTT

2. Tiêu chuẩn quốc tế Uptime Institute về phòng máy chủ

Tiêu chuẩn phòng máy chủ quy định các yêu cầu tối thiểu đối với cơ sở hạ tầng viễn thông của các Trung tâm dữ liệu. Hai tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi để đánh giá  trung tâm dữ liệu hiện nay là Telecommunications Industry Association (TIA) and Uptime Institute. Chúng ta sẽ cùng chi tiết các thông tin về tiêu chuẩn Uptime Institute - tiêu chuẩn đang được sử dụng phổ biến để đánh giá các trung tâm dữ liệu tại Việt Nam. 

2.1. Uptime Institute là gì?

Uptime Institute là đơn vị tiêu chuẩn xây dựng & công bố các bộ đo lường và đánh giá hiệu suất cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Tiêu chuẩn Tier (Bậc) của Uptime Institute đã được sử dụng trong thiết kế, xây dựng và vận hành hàng nghìn trung tâm dữ liệu tại hơn 110 quốc gia. Đây là tiêu chuẩn phòng máy chủ quan trọng để đánh giá chất lượng phòng máy chủ đạt yêu cầu vận hành và khai thác ở mức độ nào.

Tiêu chuẩn phòng máy chủ cho hiệu suất cơ sở hạ tầng kỹ thuật số 

 Tiêu chuẩn cho hiệu suất cơ sở hạ tầng kỹ thuật số 

2.2. Các mức đánh giá TTDL theo chuẩn Tier

Các cấp độ Tier của trung tâm dữ liệu từ thấp đến cao gồm:

  • Tier I - Basic Capacity
  • Tier II - Redundant Capacity
  • Tier III - Concurrently Maintainable
  • Tier IV - Fault Tolerant
Các cấp độ Tier của trung tâm dữ liệu

04  cấp độ Tier của trung tâm dữ liệu theo tiêu chuẩn Uptime Institute

Tier I - Basic Capacity

Trung tâm dữ liệu Tier I có thời gian Uptime >=99,67%, Downtime <=28,8 giờ/năm và không có nguồn dự phòng tích hợp.  Khi xảy ra sự cố, các trung tâm Tier I sẽ phải ngừng hoạt động hoàn toàn để bảo trì và sửa chữa dự phòng.

Các yêu cầu đối với trung tâm dữ liệu mức Tier I bao gồm:

  • Bộ cấp điện liên tục (Uninterruptible Power Supply - UPS) cho trường hợp sập nguồn, mất điện và mức tiêu thụ điện toàn hệ thống tăng đột biến.
  • Khu vực dành cho hệ thống CNTT.
  • Thiết bị làm mát chuyên dụng.
  • Một động cơ máy phát điện dự phòng trường hợp mất điện.

Tier II - Redundant Capacity

Trung tâm dữ liệu Tier II đảm bảo thời gian Uptime >=99,749%, Downtime <=22,7 giờ/năm. Trung tâm đạt chuẩn Tier II có một phần dự phòng về nguồn điện và hệ thống làm mát giúp bảo trì tốt hơn, đảm bảo an toàn hệ thống trước sự cố bất ngờ. Tier II là mức tiêu chuẩn cơ bản một Trung tâm dữ liệu cỡ nhỏ (phòng máy chủ) cần đạt được để đưa vào vận hành và sử dụng.

Các thành phần cơ bản cần có của trung tâm dữ liệu Tier II bao gồm:

  • Máy phát động cơ dự phòng
  • Hệ thống dự trữ năng lượng.
  • Máy làm lạnh.
  • Sàn nâng.
  • Modules UPS.
  • Thiết bị xả nhiệt.
  • Thùng nhiên liệu
  • Bộ phận làm mát dự phòng.

Tier III - Concurrently Maintainable

Trung tâm dữ liệu Tier III đảm bảo thời gian Uptime >= 99,98%, Downtime <= 1,6 giờ/năm và hệ thống dự phòng lỗi. Các Data Center chuẩn Tier III được trang bị đầy đủ hệ thống điện, hệ thống làm lạnh và phòng cháy chữa cháy đảm bảo cho hệ thống được vận hành liên tục, không gây gián đoạn khi bảo trì, sửa chữa. Hệ thống dự phòng đảm bảo hoạt động cho trung tâm dữ liệu ít nhất là 12 giờ khi có sự cố xảy ra. Hiện tại các trung tâm dữ liệu lớn của Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn Tier III, đảm bảo chất lượng khi sử dụng, ví dụ như: VNPT Nam Thăng Long, VNPT Tân Thuận, Viettel IDC Hoà Lạc,...

Tier IV - Fault Tolerant

Trung tâm dữ liệu chuẩn Tier IV có thời gian Uptime >= 99.995%, Downtime tối đa 0.8 giờ/năm. 

Các Data Center đạt chuẩn Tier IV có khả năng xử lý sự cố tốt hơn chuẩn Tier III. Tất cả các thiết bị CNTT đều phải có thiết kế nguồn chịu được lỗi. Hiện tại ở Việt Nam chưa có trung tâm dữ liệu nào đạt chuẩn Tier IV.  

>>> Xem thêm: Tiêu chí lựa chọn Data Center mà chỉ dân trong nghề biết

2.3. Những trung tâm dữ liệu tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn Tier III

STT

Đơn vị

Vị trí

Dự án

Giải thưởng

1

VNPT

Hà Nội

Tòa nhà Truyền thông Khu Công nghệ cao Hòa Lạc/IDC-VNPT

Tier III Certification of Design Documents

2

VNPT

Hà Nội

IDC Nam Thăng Long - Hà Nội

Tier III Certification of Design Documents

3

FPT Telecom

TP. Hồ Chí Minh

Trung tâm dữ liệu EPZ

Tier III Certification of Design Documents

4

Hanoi Telecom (HTC)

Hà Nội

HTC-ITC Trung tâm Dữ liệu Xanh Hòa Lạc I, Tầng 3

Tier III Certification of Design Documents

Tier III Certification of Constructed Facility

5

CMC Telecom

TP. Hồ Chí Minh

Trung tâm dữ liệu Tân Thuận, Giai đoạn 1

Tier III Certification of Design Documents

Tier III Certification of Constructed Facility

6

Viettel

Hà Nội

Trung tâm dữ liệu Viettel Hòa Lạc, Tầng 6

Tier III Certification of Design Documents

7

Trung tâm Dữ liệu VNG

TP. Hồ Chí Minh

VNG Cloud - VNG-IDC1, DC1 và DC2

Tier III Certification of Design Documents

3. 08 tiêu chuẩn xây dựng phòng máy chủ hiện nay 

Doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng phòng máy chủ cần chú ý đến những tiêu chuẩn thiết kế ngay từ đầu để đảm bảo phòng máy chủ hoạt động ổn định.

3.1. Chọn địa điểm đặt phòng máy chủ

Muốn chọn được địa điểm hợp lý để xây dựng phòng máy chủ, doanh nghiệp cần có đáp án chi tiết cho các câu hỏi dưới đây.  

  • Doanh nghiệp cần sử dụng bao nhiêu máy chủ và tủ Rack?
  • Khả năng mở rộng và phát triển số lượng tủ Rack cho phòng máy chủ? 
  • Số lượng nhân sự của doanh nghiệp là bao nhiêu? 
  • Chi phí tối thiểu và tối đa doanh nghiệp có thể bỏ ra để xây dựng phòng máy chủ?

Ngoài ra, khi lựa chọn địa điểm, doanh nghiệp cần chú ý chọn phòng kín trần cao; kiểm tra kích thước phòng, cửa ra vào (để đưa thiết bị vào và ra) để đảm bảo các tiêu chuẩn về hạ tầng phòng máy chủ.

3.2. Hệ thống nguồn điện

  • Hệ thống điện phải đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định.
  • Phòng máy chủ luôn phải có nguồn cấp điện chính và nguồn cấp phụ. Nguồn cấp phụ thường có pin và máy phát điện. Pin dự phòng cần đảm bảo  cấp điện đầy đủ cho hệ thống hoạt động 15-20 phút khi có sự cố mất điện. 
  • Thường xuyên kiểm tra hệ thống phát điện đảm bảo hoạt động để phòng tránh sự cố mất điện.

3.3. Tiêu chuẩn hệ thống làm mát phòng server

Hệ thống làm mát cần đạt mức lý tưởng đảm bảo cho máy chủ hoạt động 24/7.

  • Hệ thống làm mát cần có khả năng điều chỉnh được nhiệt độ. Nhiệt độ tại phòng máy chủ luôn duy trì 22oC ± 2oC và độ ẩm (50% ± 10%)

Phòng máy chủ lớn thường sử dụng hệ thống điều hoà luồng không khí (điều hoà không khí hướng lên hoặc dòng chạy xuống). Luồng không khí lạnh sẽ được đưa vào mặt trước của các tủ rack. Khi đi qua các thiết bị sẽ thành luồng không khí nóng, luồng không khí nóng này lại được hấp thụ, thu hồi và dẫn lưu về thiết bị làm lạnh. 

  • Hệ thống làm mát phải được kết nối với hệ thống phát điện dự phòng theo quy định phòng máy chủ.

3.4. Hệ thống dây cáp 

  • Hệ thống dây cáp được lắp đặt  trên máng treo trên trần hoặc chạy dưới sàn giúp dễ dàng triển khai, nâng cấp và vận hành.

3.5. Hệ thống chống sét 

  • Một phòng máy chủ đạt chuẩn cần lắp đặt đầy đủ thiết bị cắt lọc sét tại nguồn điện và các nguồn cấp tín hiệu. 
  • Lắp đặt hệ thống tiếp địa cho các thiết bị.

3.6. Hệ thống chữa cháy 

Để đáp ứng được tiêu chuẩn phòng máy chủ, doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về hệ thống chữa cháy.

  • Sử dụng hệ thống chữa cháy bằng khí sạch Ecaro 125 giúp bảo vệ thiết bị khi xảy ra sự cố và không gây hại đến môi trường.
  • Hệ thống cảnh báo phát hiện cháy sớm, kiểm soát đám cháy mà không làm gián đoạn hoạt động của hệ thống.

3.7. Hệ thống tủ Rack

  • Chọn tủ Rack có kích thước đồng nhất, tương thích với các thiết bị giúp thuận tiện trong quá trình lắp đặt thiết bị đường dây điện và mạng. 
  • Cửa trước và cửa sau dạng lưới để có thể thông luồng không khí.

3.8. Hệ thống giám sát và cảnh báo nhiệt độ

  • Hệ thống giám sát hồng ngoại để có khả năng theo dõi trong điều kiện thiếu sáng.
  • Hệ thống giám sát nhiệt độ phòng, cảnh báo nếu nhiệt độ tăng/giảm bất thường đáp ứng theo tiêu chuẩn nhiệt độ phòng server.
  • Tường sử dụng vật liệu cách âm, cách nhiệt. 
  • Có thể giám sát từ xa qua Internet. Cảnh báo qua app di động, email,...

4. Nên thuê hay xây dựng phòng máy chủ?

So sánh ưu, nhược điểm giữa việc thuê và xây dựng trung tâm dữ liệu

STT

So sánh

Thuê chỗ đặt máy chủ

Xây dựng phòng máy chủ 

1

Chi phí

Chi phí phù hợp theo nhu cầu sử dụng. Đã bao gồm chỗ đặt, bảo trì và hỗ trợ kỹ thuật.

Chi phí đầu tư ban đầu lớn. Tốn kém chi phí bảo trì hàng tháng.

2

Khả năng mở rộng

Thu hẹp, mở rộng không gian linh hoạt. Chỉ phải trả tiền cho gói dịch vụ sử dụng. 

Mở rộng cần kỹ thuật có chuyên môn và chi phí bổ sung lớn.

3

Quản lý

Nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ quản lý 24/7 đảm bảo máy chủ hoạt động liên tục.

Chủ động quản lý nhưng cần đầu tư nguồn lực kỹ thuật giám sát hệ thống. 

4

Sao lưu dữ liệu

Nhà cung cấp trang bị dịch vụ backup dữ liệu tự động.

Chủ động triển khai công cụ và thực hiện backup dữ liệu.

….

>>> Tham khảo: Dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ chuyên nghiệp - Sun Colocation

5. Kết luận

  • Vận hành phòng máy chủ rất tốn kém, bởi vì phòng máy chủ cần đáp ứng nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt để có thể hoạt động ổn định. Quá trình vận hành hệ thống phức tạp, cần nhân sự có chuyên môn chuyên sâu. 
  • Tuỳ thuộc vào quy mô doanh nghiệp mà thiết kế phòng máy chủ cần đạt các mức độ tiêu chuẩn Tier I - Tier IV.
    • Doanh nghiệp nhỏ không cần hoạt động liên tục 24/7 và có thể ngừng hoạt động máy chủ sau giờ làm việc thích hợp với các phòng máy chủ đạt tiêu chuẩn Tier I, Tier II. Đảm bảo thời gian hoạt động 99,671% trở lên. 
    • Đối với các doanh nghiệp yêu cầu hệ thống hoạt động liên tục, phòng máy chủ tối thiểu đạt tiêu chuẩn Tier III. Đảm bảo số giờ hoạt động 99,982% trở lên.

SunCloud đã cung cấp những thông tin cần thiết về các tiêu chuẩn phòng máy chủ và đề xuất những phương án phù hợp cho doanh nghiệp. Để được tư vấn chuyên sâu, Quý khách hãy liên hệ đến Hotline: 083 979 3434 hoặc 0243 382 6789  ngay hôm nay.

Tin tức nổi bật