Trang chủTin tứcHacker là gì và những loại hacker phổ biến hiện nay
Hacker là gì và những loại hacker phổ biến hiện nay

Hacker là cụm từ bạn nghe nhiều đến trong thời buổi công nghệ số. Hacker là gì? Nội dung bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu và nắm bắt thông tin hữu ích.

Nếu bạn là người thường xuyên tiếp xúc với máy tính và Internet thì sẽ không còn xa lạ với cụm từ hacker phải không. Vậy hacker là gì? Họ sử dụng mạng Internet với mục đích tốt xấu như thế nào? Có lẽ đây là câu hỏi mà khá nhiều người quan tâm vì thông tin về hacker đang còn mập mờ. Để giúp bạn giải đáp chi tiết được câu hỏi này hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé!

1. Giải đáp hacker là gì?

Hiện nay, có rất nhiều khái niệm giải mã về hacker là gì, dựa vào từ điển Cambridge sẽ được định nghĩa “hacker" là “người sử dụng máy tính để truy cập thông tin được lưu trữ trên hệ thống máy tính mà không được phép hay để phát tán virus máy tính”. 

Dựa vào Wikipedia hacker là gì được giải đáp theo định nghĩa đơn giản hơn đó là: Hacker hay còn được gọi là tin tặc, đó là người hiểu rõ về những hoạt động hệ thống của máy tính, mạng máy tính. Họ có thể viết, chỉnh sửa phần mềm, phần cứng của máy tính. Từ đó sẽ làm thay đổi, chỉnh sửa với nó với nhiều mục đích tốt xấu khác nhau.

Tìm hiểu hacker là gì? 
Tìm hiểu hacker là gì? 

Công việc chính của hacker sẽ là lập trình, quản trị và bảo mật. Chúng ta có thể hiểu hacker là gì theo cách đơn giản là những tổ chức, cá nhân ngăn chặn an ninh để truy cập dữ liệu trái phép. Họ đều là những lập trình viên hay người sử dụng máy tính có tay nghề cao.

Bên cạnh đó, hacker cũng là chuyên gia viết phần mềm và lợi dụng những lỗ hổng trong bảo mật, định vị về những khoảng trống trong an ninh. Từ đó mà truy cập vào các hệ thống phòng thủ an toàn. Họ phải là người hiểu rất rõ về những hoạt động của hệ thống máy tính.

2. Các loại hacker phổ biến nhất hiện nay là gì?

Sau khi đã nắm bắt được hacker là gì? Bạn cũng đừng quên tìm hiểu những loại hacker phổ biến. Hiện có rất nhiều hacker với nhiều mục đích khác nhau và không phải hacker nào cũng vi phạm pháp luật. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu và phân biệt những loại hacker phổ biến sau:

Các loại hacker phổ biến nhất hiện nay
Các loại hacker phổ biến nhất hiện nay

Hacker mũ trắng

Với hacker mũ trắng là hacker có đạo đức và họ không sử dụng thông tin, dữ liệu để rao bán hoặc lừa đảo. Hacker mũ trắng sẽ là người cố gắng tìm ra được những lỗ hổng của bảo mật, phần mềm, lỗi hệ thống mạng. Từ đó mà bảo vệ website và hệ thống của tổ chức. 

Thông thường hacker mũ trắng sẽ được thuê bởi từ các tổ chức, doanh nghiệp hoặc người có sở hữu website hay hệ thống mạng. Hacker mũ trắng là người có năng lực và chuyên môn cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Hacker mũ trắng - hacker có đạo đức, không rao bán thông tin dữ liệu 
Hacker mũ trắng - hacker có đạo đức, không rao bán thông tin dữ liệu 

Hacker mũ đen

Hacker mũ đen là hacker truy cập trái phép vào hệ thống để “bẻ khóa” những phần mềm hoặc ứng dụng được bảo vệ. Với mục đích chính là sử dụng tài nguyên một cách miễn phí hoặc để bán cho bên thứ 3. 

Đây cũng chính là những kẻ đánh cắp dữ liệu được bảo mật hay đánh sập hệ thống thống mạng của doanh nghiệp, tổ chức. Với mục đích chính là phá hoại, tống tiền và gây nên nhiều thiệt hại lớn về kinh tế cũng như độ uy tín của tổ chức.

Hacker mũ xám

Hacker mũ xám sẽ đứng ở giữa mũ đen và mũ trắng hoặc có thể đồng thời 2 loại cùng một lúc. Tùy theo nhiệm vụ mà họ thực hiện mà có thể nhập vai vào từng hacker khác nhau. Đôi khi hacker mũ xám sẽ đánh cắp thông tin và những dữ liệu sẽ không vì mục đích nào cả. Họ chỉ muốn học hỏi thêm những kỹ năng mới.

Tuy nhiên, khi họ sử dụng những dữ liệu “hack” vì mục đích là lợi nhuận chẳng hạn như bán cho đối thủ cạnh tranh hay tống tiền lừa đảo,... Họ cũng đã vi phạm pháp luật và trong trường hợp này họ không khác gì hacker mũ đen.

Hacker mũ xanh dương

Với hacker này có nét tương đồng với hacker mũ trắng, theo đó hacker này sẽ có vị trí là bảo vệ cho chính hệ thống hay ứng dụng mà họ xâm nhập vào. Công việc chính của hacker xanh dương là kiểm thử xâm nhập.

Hacker mũ xanh dương sẽ thực hiện những thử nghiệm các vụ tấn công giả lập để vào hệ thống cần kiểm tra. Đây là bước tương đối quan trọng để đánh giá về mức độ an toàn của hệ thống mạng một cách chính xác. Thực chất họ là những chuyên gia về bảo mật và an ninh mạng.

Hacker mũ đỏ

Hacker mũ đỏ sẽ được coi là “người hùng phản diện” ở trong thế giới hacker. Họ sẽ có nhiệm vụ chính là ngăn chặn những tên tin tặc mũ đen nguy hiểm, thay vì report chúng thì họ sẽ đánh sập hệ thống máy tính của hacker mũ đen. Đôi khi đây được xem là phương pháp cực đoan và nguy hiểm, trái pháp luật. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận được tính hiệu quả của chúng để ngăn chặn hacker mũ đen.

Green hat hacker

Green hat hacker hay còn được gọi là những tân binh là để chỉ những hacker còn thiếu nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong việc tấn công dữ liệu. Bởi họ chưa có nhiều kỹ năng nên các tân binh hacker này sẽ gây hại cho hệ thống khi cố gắng phá vỡ lớp bảo mật. Tất nhiên họ đều là những tân binh hacker nên không biết cách để xử lý tốt các kỹ thuật phần mềm hoặc kỹ thuật tấn công.

3. Cách phòng tránh hacker xâm nhập 

Phòng chống sự xâm nhập trái phép của hacker là gì? Theo đó để có thể bảo vệ và phòng tránh sự xâm nhập này người dùng cần thường xuyên truy cập vào phần mềm. Đặc biệt là những phần mềm có tính năng bảo mật mới, thay đổi mật khoản định kỳ của tài khoản. Hãy sử dụng như mật khẩu có độ khó cao hoặc ứng dụng mật khẩu của bên thứ 3.  Sử dụng mật khẩu nhiều lớp để nhận diện vân tay, khuôn mặt để có thể gia tăng tính bảo mật.

Cách phòng tránh hacker xâm nhập 
Cách phòng tránh hacker xâm nhập 

Người dùng không được sử dụng những phần mềm không có nguồn gốc rõ ràng. Đặc biệt là không được tùy tiện nhập tài khoản, mật khẩu hoặc chia sẻ mã OTP cho các web lạ. Nên ưu tiên sử dụng những phần mềm bảo mật tốt cho máy tính và thường xuyên quét virus để đảm bảo sự an toàn cho máy tính.

4. Lời kết

Với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hacker là gì cũng như nắm bắt được các loại hacker phổ biến. Hy vọng với những chia sẻ trên đây đều là kiến thức hữu ích với bạn đọc. Hãy thường xuyên truy cập https://suncloud.vn/ để có thêm nhiều thông tin hay về công nghệ.

Tác giả:
author avatar
Mình là Huy, hiện mình đang là kỹ sư hệ thống tại SunCloud. Mình có nhiều năm kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn về mạng, hệ thống, điện toán mây và an ninh bảo mật. Mình đã triển khai và vận hành rất nhiều dự án thực tế cho doanh nghiệp, cơ quan. Mình đã đạt được một số chứng chỉ quốc tế như CCNP, LPI, VCP, đồng thời mình vẫn đang tiếp tục học tập để trau dồi kiến thức mỗi ngày. Mình rất yêu thích công nghệ, đam mê chia sẻ những kiến thức, thông tin hữu ích cho mọi người.

Tin tức nổi bật