Trang chủTin tứcCloud Server là gì? 7 lợi ích Cloud Server mang lại cho doanh nghiệp
Cloud Server là gì? 7 lợi ích Cloud Server mang lại cho doanh nghiệp

Cloud Server là sản phẩm được tạo nên trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây. Nó khắc phục được những vấn đề của doanh nghiệp đối với máy chủ truyền thống: cố định, bảo mật kém, nâng cấp khó khăn,...

Trong những năm gần đây, cùng với nhu cầu sử dụng máy chủ tăng cao, các doanh nghiệp phải đầu tư chi phí lớn cho việc mua mới, bảo trì và vận hành máy chủ. Để giải quyết vấn đề chi phí cho các doanh nghiệp, dịch vụ Cloud Server ra đời. Sử dụng Cloud Server giúp doanh nghiệp tiết kiệm một nguồn ngân sách đầu tư lớn mà vẫn sở hữu được máy chủ chất lượng cao đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng. Vậy Cloud Server là gì và đem lại những lợi ích nổi bật so với máy chủ chuyên dụng truyền thống? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Có thể bạn quan tâm:

Cloud Server là gì? 7 lợi ích Cloud Server mang lại cho doanh nghiệp
Cloud Server là gì? 7 lợi ích Cloud Server mang lại cho doanh nghiệp

1. Cloud Server là gì?

Cloud Server là cơ sở hạ tầng CNTT ảo hoặc một cơ sở hạ tầng vật lý với các máy chủ ảo có cấu hình mạnh mẽ sử dụng để lưu trữ dữ liệu, ứng dụng và các dịch vụ khác. Các Cloud Server được tạo bằng cách chia nhỏ máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo nhỏ hơn. Những máy chủ ảo này hoạt động giống như một máy chủ vật lý bình thường. Doanh nghiệp cần hiểu đúng về Cloud Server là gì thì mới xác định được mình có cần sử dụng hay không.

2. Công nghệ sử dụng cho Cloud Server là gì?

Cloud là một không gian ảo tồn tại trên Internet, nơi mà mọi người có thể đặt các tài nguyên kỹ thuật số của họ như phần mềm, ứng dụng và file. Nói một cách khác, Cloud là sử dụng các công nghệ ảo hoá tạo ra không gian lưu trữ ảo trên Internet, là một phần của Internet. Vậy công nghệ Cloud Server là gì

Cloud Server sử dụng hai công nghệ phổ hiện đại nhất hiện nay là VMware và Openstack. 

  • Cloud Server OpenStack là một phần mềm mã nguồn mở, được dùng để triển khai Private Cloud và Public Cloud. Ưu điểm của OpenStack là thời gian khởi tạo vô cùng nhanh chóng, thời gian downtime thấp, giao diện quản trị thân thiện. 
  • Cloud Server VMware là công nghệ ảo hoá với ưu điểm là dễ dàng cài đặt, giao diện đồ hoạ giúp quản trị tập trung. 

Cả hai công nghệ ảo hoá đều cho phép người dùng truy cập vào storage, file, phần mềm và máy chủ thông qua các thiết bị được kết nối Internet: máy tính, Smartphone, máy tính bảng,... Các nhà cung cấp Cloud Server lưu trữ và xử lý dữ liệu ở vị trí tách biệt với người dùng cuối. 

Cloud Server sử dụng hai công nghệ phổ hiện đại nhất hiện nay là VMware và Openstack
Cloud Server sử dụng hai công nghệ phổ hiện đại nhất hiện nay là VMware và Openstack

3. Lợi ích của Cloud Server với doanh nghiệp

Một số lợi ích nổi bật của Cloud Server đối với doanh nghiệp so với Server vật lý và VPS:

  • Triển khai nhanh chóng chỉ từ 5-10 phút ngay khi đăng ký dịch vụ, thời gian nhanh hơn rất nhiều so với việc triển khai 1 máy chủ vật lý.
  • Cấu hình vượt trội, tương đương với một máy chủ vật lý chuyên dụng
  • Dễ dàng nâng cấp, mở rộng: Tăng, giảm tài nguyên CPU, RAM nhanh chóng, thuận tiện.
  • Truy cập từ xa, quản lý dễ dàng thông qua mạng Internet.
  • Dữ liệu được bảo đảm an toàn với dịch vụ sao lưu dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ.
  • Hoạt động ổn định, hạn chế thời gian Downtime nhờ cơ chế HA (High Availability).
  • Tiết kiệm chi phí: Ngân sách hàng tháng thấp hơn so với việc đầu tư mua máy chủ vật lý chuyên dụng.

4. Giải pháp Cloud Server cho doanh nghiệp bao gồm những gì?

4.1. Mô hình công nghệ triển khai Cloud Server

  • Public Cloud – Đám mây công khai: Mô hình được triển khai phổ biến nhất. Nhà cung cấp là chủ sở hữu và quản lý máy chủ, cơ sở hạ tầng, đồng thời cấp cho khách hàng của mình quyền truy cập vào các dịch vụ Cloud thông qua Internet theo yêu cầu.
  • Private Cloud – Đám mây riêng tư: Private cloud là đám mây nội bộ thường được triển khai sử dụng riêng cho doanh nghiệp. Khách hàng truy cập và quản lý hạ tầng Cloud thông qua mạng nội bộ hoặc mạng riêng ảo VPN.
  • Hybrid Cloud – Đám mây lai: Là sự kết hợp giữa Public và Private Cloud. Đem lại nhiều tùy chọn và tính linh hoạt để duy trì quyền kiểm soát và bảo mật khi cần thiết. 
Mô hình công nghệ triển khai Cloud Server
Mô hình công nghệ triển khai Cloud Server

4.2. Phân lớp triển khai

  • Infrastructure as a Service - IaaS: Cung cấp dịch vụ dạng cơ sở hạ tầng. Nhà cung cấp dịch vụ cung cấp cấu hình của một máy chủ bao gồm: CPU, RAM, Disk, mạng Internet, địa chỉ IP,.... Người dùng chỉ cần trả phí theo mức sử dụng.
  • Platform as a Service - PaaS: Cung cấp dịch vụ dạng nền tảng. Nhà cung cấp cài đặt phần mềm đáp ứng yêu cầu của người dùng. Người dùng không cần quan tâm đến việc cập nhật phần mềm và cơ sở hạ tầng (CPU, RAM, Disk,...). 
  • Software as a Service (SaaS): Cung cấp dịch vụ phần mềm. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ chuẩn bị mọi cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và phần mềm. Người dùng chỉ cần học cách sử dụng phần mềm áp dụng vào công việc của mình.
Phân lớp triển khai Cloud Server
Phân lớp triển khai Cloud Server

5. Những thông số doanh nghiệp cần biết khi thuê Cloud Server

Sau khi đã hiểu rõ định nghĩa server cloud là gì, doanh nghiệp nắm bắt được các thông số chính để lựa chọn máy chủ ảo phù hợp với yêu cầu sử dụng. Khi thuê Cloud Server, người dùng cần quan tâm tới các thông số sau:

CPU (Central Processing Unit)

Người dùng thường quan tâm đến hãng sản xuất, số nhân (1, 2, 4 core, …), số luồng, tốc độ CPU,... Cloud Server có CPU cao thì tốc độ hoạt động của máy được đẩy mạnh, giúp người dùng tiết kiệm được thời gian. Với các máy chủ ảo có CPU thấp thì chi phí sẽ tiết kiệm hơn nhưng tốc độ hoạt động cũng thấp hơn. Tuỳ thuộc vào nhu cầu và ngân sách mà doanh nghiệp có thể lựa chọn số core CPU. 

RAM (Random Access Memory)

Người dùng cần xem xét có bao nhiêu ứng dụng chạy trên Cloud server để chọn dung lượng RAM phù hợp. Càng nhiều ứng dụng thì dung lượng RAM càng lớn.

Storage (Bộ nhớ)

Người dùng cần chọn dung lượng và loại Storage phù hợp với mức sử dụng đáp ứng yêu cầu thực tế. Hai loại Storage được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là SSD và HDD. SSD thường có tốc độ đọc ghi nhanh hơn và đắt hơn so với HDD.

Uptime (Thời gian hoạt động)

Uptime là thời gian hoạt động ổn định của máy chủ trong quá trình sử dụng. Thông số Uptime càng cao chất lượng càng tốt. Bạn nên chọn Cloud Server đạt tỉ lệ Uptime 99.95%, 99.98%, 99.99%.

Hỗ trợ kỹ thuật

Khi chọn nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server cần chú ý tới đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ khách hàng có chuyên môn cao, thời gian hỗ trợ 24/7. Hỗ trợ kỹ thuật tận tâm sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ và xử lý được những vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành.

6. Kết luận về Cloud Server là gì

Có thể nói Cloud Server là xu hướng công nghệ hiện nay cho các doanh nghiệp. Thông qua bài viết này chắc hẳn bạn đã có thể hiểu Cloud Server là gì và tại sao nó lại được coi lựa chọn hàng đầu của các cá nhân và tổ chức. Hãy bắt đầu chuyển đổi số và đưa doanh nghiệp bắt kịp cùng dòng chảy công nghệ với Cloud Server riêng của mình ngay hôm nay.  

Với hơn 7 năm kinh nghiệm triển khai Cloud Server, SunCloud sẵn sàng đáp ứng đa dạng về quy mô triển khai máy chủ ảo theo nhu cầu khách hàng. SunCloud Server đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cao về khả năng mở rộng, độ ổn định hệ thống và an toàn, an ninh dữ liệu. Liên hệ ngay tới Hotline 024 3382 6789 hoặc 083 979 3434 để sở hữu chiếc máy chủ ảo với công nghệ hàng đầu hiện nay.

Tin tức nổi bật