Presentation layer là lớp thứ sáu trong mô hình OSI. Presentation layer được sử dụng để thể hiện các chức năng đồng bộ hóa các hiển thị giữa 2 người dùng.
Trong mô hình OSI, Presentation layer sẽ giúp các bạn hiểu về tổng quan tầng dịch này. Tầng này cho bạn thấy được trong thực tế nó được sử dụng vào đâu và có công dụng như thế nào. Bài viết cũng sẽ giới thiệu cho các bạn về các định dạng phổ biến mà người dùng biết đến và ưa chuộng sử dụng.
Bài viết cùng chủ đề:
- Các giao thức của Transport Layer trong mô hình OSI
- Session Layer trong mô hình OSI và các giao thức phổ biến
- Application layer - Tầng ứng dụng trong mô hình OSI
1. Tổng quan Presentation layer là gì?
Presentation layer có chức năng giải quyết các vấn đề liên quan đến các ngữ nghĩa và cú pháp của thông tin được truyền đi. Biểu diễn thông tin phù hợp với thông tin người sử dụng và ngược lại.
Tầng này thực hiện 3 chức năng cơ bản là dịch, nén, mã hóa và giải mã.
- Dịch: Tầng này nhận dữ liệu từ lớp ứng dụng. Dữ liệu này ở dạng ký tự và số. Presentation layer chuyển đổi các ký tự và số sang dạng nhị phân mà máy có thể hiểu được
- Nén: Trước khi dữ liệu được truyền, tầng dịch giúp giảm số lượng bit được sử dụng để biểu diễn dữ liệu gốc. Quá trình giảm bit này được gọi là nén dữ liệu và nó có thể là Lossy hoặc Lossless. Nén dữ liệu làm giảm dung lượng được sử dụng để lưu trữ tệp gốc. Khi kích thước của tệp giảm xuống, nó có thể được nhận lại tại đích trong thời gian rất ngắn. Tức là quá trình truyền dữ liệu có thể được thực hiện nhanh hơn. Do đó nén dữ liệu rất hữu ích trong việc phát trực tuyến video hoặc âm thanh theo thời gian thực.
- Mã hóa/giải mã: Để duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu, trước khi dữ liệu được truyền thì sẽ được mã hóa. Ở phía người gửi, dữ liệu được mã hóa và ở phía người nhận dữ liệu được giải mã. Giao thức SSL (Secure Sockets Layer) được sử dụng để mã hóa và giải mã.
2. Các giao thức Presentation layer là gì?
2.1. Các giao thức Presentation layer sử dụng
- SSL hay Secure Sockets Layer: SSL là một tiêu chuẩn công nghệ bảo mật mã hóa thông tin liên lạc giữa máy chủ web và trình duyệt. Tiêu chuẩn này hoạt động và đảm bảo rằng dữ liệu được truyền giữa máy chủ và trình duyệt của người dùng là riêng tư và đầy đủ. SSL cũng là tiêu chuẩn bảo mật hiện nay của hàng triệu website trên thế giới, bảo vệ an toàn dữ liệu được truyền qua Internet.
- TLS hay Transport Layer Security: Đây là thế hệ sau của SSL, một giao thức mật mã được thiết kế để cung cấp thông tin liên lạc an toàn qua mạng máy tính. Các phiên bản khác nhau của các giao thức này thường được sử dụng trong các ứng dụng như duyệt web, email, nhắn tin nhanh và VoIP.
2.2. Các định dạng video trong Presentation layer
- File AVI: AVI là viết tắt của Audio Video Interleave. AVI là file không nén vì vậy cho ra chất lượng video, âm thanh tốt, hình ảnh rõ nét hơn các file khác.
- File WMV: Viết tắt của Windows Media Video. Định dạng file được sử dụng rộng rãi trên mạng nhờ chất lượng hình ảnh tốt, kích thước nhỏ gọn, giúp người dùng dễ dàng tải, chia sẻ qua gmail.
- File MP4: Viết tắt của Moving Pictures Expert Group 4. Đây là định dạng được sử dụng phổ biến mà bạn có thể biết đến như youtube. MP4 được ưa chuộng sử dụng bởi sự tương thích cực cao, đa số trình xem video đều sử dụng được. Các file MP4 đem đến những video chất lượng cao mà chỉ chiếm một dung lượng khá thấp. Chính vì vậy mà những kênh streaming online nổi tiếng, thậm chí cả Youtube đều sử dụng định dạng này. MP4 được tạo ra bằng cách nén dữ liệu video. Tuy nhẹ và dễ sao chép nhưng chất lượng hình ảnh kém hơn so với các tệp không nén như AVI.
2.3. Các định dạng Audio trong Presentation layer là gì?
File MP3: Đây là viết tắt của Motion Pictures Expert Group 1 Layer 3. Các file MP3 là một định dạng âm thanh được tạo bằng cách cắt các dải âm thanh có âm sắc thấp và cao bằng cách nén âm thanh. MP3 là file âm thanh phổ biến nhất hiện nay, nó rất nhẹ, dễ tải xuống và chia sẻ. Nhược điểm của loại file này là chất lượng âm thanh thấp hơn nhiều so với bản gốc trong phòng thu.
File WAV: WAV là viết tắt của Waveform Audio File Format. Các tệp WAV khá lớn nhưng chất lượng âm thanh rất tốt.
File WMA: WMA là viết tắt của Windows Media Audio. WMA là một định dạng độc quyền do Microsoft phát triển để cạnh tranh với MP3. Do đó, kích thước tệp WMA nhỏ hơn MP3 nhưng chất lượng tương đương. Nhược điểm của WMA là do tính chất độc quyền nên nó bị giới hạn ở các thiết bị hỗ trợ sử dụng.
2.4. Các định dạng ảnh thường được sử dụng trong Presentation layer là gì?
- JPEG (Joint Photographic Experts Group) và JPG
JPEG và JPG là những loại tệp phổ biến nhất được sử dụng trên Internet ngày nay. Một trong những nhược điểm lớn nhất của loại định dạng hình ảnh này là chất lượng hình ảnh giảm khi kích thước tệp giảm.
- PNG (Portable Network Graphics)
PNG là định dạng hình ảnh mà người dùng thể chỉnh sửa mà không hề làm giảm chất lượng. Tuy nhiên, các tệp hình ảnh PNG không phù hợp để in vì hình ảnh thường có độ phân giải thấp. PNG được sử dụng trong hầu hết các dự án web vì nó cho phép người dùng lưu hình ảnh này với nhiều màu sắc hơn trên nền trong suốt. Điều này giúp cho chất lượng hình ảnh trên web sắc nét hơn rất nhiều.
- GIF (Graphics Interchange Format)
Hình ảnh GIF thường phổ biến nhất ở dạng hình động. Ở dạng đơn giản nhất, GIF được tạo thành từ tối đa 256 màu trong không gian màu RGB. Số lượng màu hạn chế làm giảm đáng kể kích thước của tệp.
Như vậy trong bài viết này chúng tôi đã giới thiệu cho bạn các kiến thức cơ bản về Presentation layer. Trong thực tế tầng dịch được sử dụng vào các ứng dụng với dữ liệu, hình ảnh, video. Hiểu đơn giản thì nó chính là những thứ mà các bạn có thể nhìn thấy. Để thực hiện truyền video hình ảnh hay ký tự thì Presentation layer thực hiện thống nhất định dạng giữa 2 thiết bị để khi truyền xong thiết bị đầu cuối phải được hiển thị giống như thiết bị gửi.