Application layer hay còn được gọi tầng ứng dụng là tầng thứ 7 trong mô hình OSI. Nó có vai trò quan trọng để tiếp nhận, cung cấp thông tin trực tiếp tới người dùng.
Để người dùng có thể trao đổi thông tin với thiết bị thì cần có một giao diện để tiếp nhận cũng như hiển thị thông tin. Những giao diện này được nằm trong tầng Application layer. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Bài viết cùng chủ đề:
- Mô hình mạng OSI được sử dụng rộng rãi trong thực tế như thế nào?
- Các giao thức của Transport Layer trong mô hình OSI
- Session Layer trong mô hình OSI và các giao thức phổ biến
1. Application layer là gì?
Application là gì? Application là tầng thứ bảy bên trong mô hình OSI. Tầng này có chức năng giao tiếp trực tiếp với các tiến trình của ứng dụng và thi hành những dịch vụ thông thường của các tiến trình đó. Tầng này là một thành phần quan trọng bên trong ứng dụng điều khiển của phương thức giao tiếp với các thiết bị khác. Tầng ứng dụng sẽ gửi các yêu cầu dịch vụ tới tầng trình diễn sau đó.
2. Chức năng của Application layer?
Tầng ứng dụng trong mô hình OSI tạo điều kiện giao tiếp giữa các ứng dụng trên các hệ thống máy tính với nhau. Chức năng cơ bản của tầng ứng dụng như sau:
- Giúp cho thiết bị có thể nhận dạng, truy cập và sẵn sàng chấp nhận dữ liệu một cách chính xác.
- Chịu trách nhiệm thỏa thuận ở hai đầu về tính toàn vẹn của dữ liệu, quyền riêng tư hay quy trình khôi phục lỗi.
- Nâng cao tính bảo mật bằng cách cho phép xác thực giữa các thiết bị.
- Xác định quy tắc cú pháp trong giao thức hiển thị ở cấp ứng dụng.
- Hiển thị, trình bày dữ liệu ở đầu nhận lên ứng dụng của người dùng.
- Trong tầng ứng dụng sẽ có hai kiểu ứng dụng cho phép quyền truy cập vào mạng. Đó là các ứng dụng nhận biết mạng và các dịch vụ cung cấp ứng dụng.
3. Dịch vụ của tầng ứng dụng
- Cho phép người dùng đăng nhập vào thiết bị từ xa.
- Truy cập, quản lý tệp bên trong thiết bị.
- Xác định địa chỉ: Khi giao tiếp giữa máy chủ và máy khách cần phải xác định được địa chỉ gửi và đích đến để có thể giao tiếp.
- Dịch vụ thư: Tầng ứng dụng cung cấp dịch vụ chuyển tiếp và lưu trữ địa chỉ email.
4. Các giao thức phổ biến trong tầng ứng dụng
Có bốn giao thức được sử dụng phổ biến là:
Giao thức FTP
Giao thức FTP sẽ xử lý các hoạt động truyền tệp dữ liệu, người dùng tại một máy tính có thể đăng nhập và thao tác lên hệ thống tập tin được chia sẻ của một máy tính từ xa. Chức năng chủ yếu của FTP như:
-
- Đảm bảo việc chia sẻ tập tin trên môi trường mạng.
- Truyền dữ liệu hiệu quả và tin cậy, người dùng không cần phải quan tâm đến sự khác nhau của các hệ thống tập tin trên mạng.
Giao thức SMTP
Giao thức SMTP sẽ xử lý hoạt động về thư điện tử.
DNS
DNS hay hệ thống tên miền sẽ liên kết tên của trang web với địa chỉ IP của nó. Khi người dùng đưa một tên host đến một ứng dụng , ứng dụng này sẽ liên hệ với hệ thống tên để dịch tên host sang địa chỉ host. Sau đó ứng dụng liền tạo một kết nối đến host đó thông qua giao thức TCP.
Miền phân cấp: DNS cài đặt không gian phân cấp dùng cho các đối tượng trên Internet. Các tên DNS được xử lý từ phải sang trái, sử dụng các dấu chấm (.) làm ký tự ngăn cách. Mỗi quốc gia có một tên miền. Ngoài ra còn có 6 miền lớn khác gồm: edu, com, gov, mil, org và net. Sáu miền lớn này nằm ở nước Mỹ. Những tên miền không chỉ ra tên nước một cách rõ ràng thì mặc nhiên là nằm ở nước Mỹ.
Giao thức SNMP
Giao thức SNMP giúp quản lý các thiết bị từ xa. Giao thức SNMP là một trong những giao thức mạng được sử dụng phổ biến để quản lý và giám sát các phần tử trong một hệ thống mạng. Hầu hết thiết bị mạng hiện nay đều được cung cấp đi kèm với SNMP agent. Các agent này sẽ được kích hoạt và thiết lập cấu hình để giao tiếp với các công cụ giám sát hay hệ thống quản trị mạng.
Sau khi tham khảo hết bài viết chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về khái niệm, chức năng và dịch vụ của Application layer - tầng ứng dụng trong mô hình OSI. Nếu cần giải đáp thêm về những vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được đáp áp sớm nhất nhé.