vSphere networking là gì? Các thành phần của vSphere networking
vSphere networking với khả năng linh hoạt dễ quản lý, nó đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu của hệ thống ảo hóa VMware.
vSphere networking là một tập hợp các công nghệ mạng do VMware cung cấp để kết nối các máy chủ ảo và các thiết bị mạng trong một môi trường ảo hóa. Nó cho phép quản lý mạng hiệu quả và linh hoạt hơn bằng cách cung cấp các tính năng như chia sẻ tài nguyên, phân vùng mạng và bảo mật. Bài viết này sẽ giải thích chi tiết về vSphere networking và các chủ đề liên quan để bạn hiểu rõ hơn về nó.
1. Khái niệm cơ bản về vSphere networking
vSphere networking là một phần của vSphere, nó bao gồm các thành phần và tính năng để quản lý mạng cho các máy ảo trong môi trường ảo hóa. Với vSphere networking, bạn có thể xác định và cấu hình các kết nối mạng giữa các máy ảo. Đồng thời, có thể xác định các tính năng bảo mật, hiệu suất, và khả năng mở rộng trong môi trường ảo hóa của bạn.
Ưu điểm của vSphere networking:
- Đơn giản để triển khai và quản lý.
- Cung cấp tính năng bảo mật như Private VLAN và Access Control List (ACL).
- Cho phép tận dụng tài nguyên mạng hiệu quả hơn bằng cách chia sẻ và phân vùng mạng.
Nhược điểm:
- Không hỗ trợ các tính năng mạng phức tạp như QoS và MPLS.
- Có giới hạn về khả năng mở rộng so với các giải pháp mạng thực sự.
2. Standard Switch
Standard Switch là một thành phần chính của mạng vSphere. Nó được sử dụng để kết nối các máy ảo với mạng bên ngoài. Mỗi virtual switch có thể có nhiều adapter mạng vật lý được gắn với nó. Các VM đang hoạt động trên cùng một host chia sẻ cùng một virtual switch và các adapter mạng vật lý liên quan. Virtual switch này cũng có thể được kết nối với các virtual switch khác thông qua các uplink.
Các yếu tố cấu thành của một standard virtual switch trong vSphere networking:
- Virtual switch: Chứa các port group và uplink adapter.
- Port group: Là một nhóm các port ảo trên virtual switch. Các VM kết nối đến port group thay vì kết nối trực tiếp với virtual switch.
- Uplink adapter: Cho phép kết nối giữa virtual switch và mạng bên ngoài.
Để tạo một virtual switch trên vSphere, ta có thể làm theo các bước sau:
- Mở Vmware ESXi
- Chọn Networking
- Chọn tab "Virtual Switches".
- Nhấn nút "Add virtual switch" để thêm một virtual switch mới.
Khi đã tạo được một virtual switch, ta có thể cấu hình các thuộc tính của nó như sau:
- Chọn virtual switch cần cấu hình.
- Chọn tab "Edit settings".
- Sửa đổi các thuộc tính bao gồm Uplink, MTU,Security, NIC teaming và failover.
Các thuộc tính của Standard Switch:
- vSwitch name: Tên của virtual switch.
- MTU: Kích thước tối đa của các gói tin truyền qua virtual switch.
- Uplink: Cấu hình các adapter mạng để đảm bảo tính khả dụng và hiệu suất.
Lưu ý khi sử dụng cài đặt và chính sách cho Standard Switch:
- Các cài đặt và chính sách này được áp dụng cho toàn bộ virtual switch.
- Có thể tạo nhiều cài đặt và chính sách Standard Switch khác nhau trên một host.
3. Port Groups trong vSphere networking
Port group là một thành phần quan trọng trong vSphere networking. Nó cho phép tạo ra các kết nối ảo để kết nối các máy ảo với mạng bên ngoài. Port group này được gắn vào virtual switch.
Các điểm cần lưu ý khi sử dụng port group:
- Mỗi port group được gắn vào đúng một virtual switch.
- Mỗi VM chỉ có thể kết nối đến một port group duy nhất.
- Có thể tạo nhiều port group trên một virtual switch.
Để cấu hình một port group trên mạng vSphere, ta có thể làm theo các bước sau:
- Mở Vmware ESXi
- Bước Chọn Networking
- Chọn tab "Port groups".
- Nhấn nút "Add port group" để thêm một Port group mới.
Tiếp theo cần cấu hình các thuộc tính như sau:
- Name: Tên của port group.
- VLAN ID: ID của VLAN được sử dụng để phân chia traffic trên mạng.
- Virtual switch: Chọn vSwitch để gắn Port group
- Security Policies: Cấu hình các chính sách bảo mật liên quan đến port group.
4. VMkernel
VMkernel được sử dụng để xử lý traffic mạng cục bộ giữa các host trong vSphere networking. VMkernel được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như vSphere vMotion, IP storage, vSphere HA, vSAN,...
Để cấu hình VMkernel trên vSphere, ta có thể làm theo các bước sau:
- Mở Vmware ESXi
- Chọn Networking
- Chọn tab "VMkernel NIC".
- Nhấn nút "Add VMkernel NIC" để thêm một VMkernel mới.
Ta có thể cấu hình các thuộc tính như sau:
- Port group: Liên kết VMkernel NIC với các cổng vSwitch để cung cấp kết nối mạng cho máy ảo. Có thể chọn port group đã tạo trước đó cho VMkernel NIC hoặc chọn “New port group” để tạo Port group mới.
- New port group: Tên port group mới
- Virtual switch: Chọn 1 Virtual switch cho VMkernel NIC để cung cấp kết nối mạng cho VMkernel.
- VLAN ID: Định danh cho VMkernel NIC
- MTU: Kích thước tối đa của gói tin mà VMkernel có thể truyền đi
- IP version: Tuỳ chọn giữa IPv4 và IPv6
- IPv4 settings:
-
- DHCP: Cho phép vSphere tự động cấp phát địa chỉ IP cho VMkernel.
- Static: Cho phép cấp phát địa chỉ ip tĩnh
- TCP/IP stack: Tùy chọn để chọn TCP/IP stack cho VMkernel. Có các lựa chọn như: Default TCP/IP stack, vMotion stack và Provisioning stack
- Service: Chọn các dịch vụ hoặc chức năng cụ thể mà VMkernel hỗ trợ: vMotion, Provisioning, Fault tolerance logging, Management, Replication, NFC replication.
5. Kết luận
vSphere networking là một phần quan trọng trong hệ thống ảo hóa VMware. Với các tính năng linh hoạt, độ bảo mật cao và dễ dàng quản lý, mạng vSphere networking là cấu hình cần thiết cho các doanh nghiệp và tổ chức đã sử dụng VMware. Bài viết này đã giải thích chi tiết về vSphere networking và các chủ đề liên quan. Hy vọng nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các khái niệm về mạng vSphere và cách sử dụng nó trong môi trường ảo hóa của bạn.
>>> Bài viết cùng chủ đề: