Trang chủTin tứcVMware PowerCLI - Cài đặt kết nối đến vCenter Server trên Windows
VMware PowerCLI - Cài đặt kết nối đến vCenter Server trên Windows

Hướng dẫn từng bước về cách cài đặt và sử dụng VMware PowerCLI để kết nối với vCenter Server trên hệ điều hành Windows. Chi tiết trong bài viết sau đây.

VMware PowerCLI là một công cụ mạnh mẽ cho phép bạn tự động hóa và quản lý hệ thống VMware vSphere (bao gồm vCenter Server, ESXi hosts, và các tài nguyên ảo như VMs) thông qua PowerShell. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách cài đặt VMware PowerCLI trên Windows và kết nối đến vCenter Server để quản lý cơ sở hạ tầng ảo hóa.

>>> Xem thêm: Cloud Server VMware - Công nghệ ảo hoá toàn diện nhất hiện nay

1. Tại sao nên sử dụng VMware PowerCLI?

PowerCLI là một bộ công cụ dựa trên PowerShell được phát triển bởi VMware để quản lý và tự động hóa các tác vụ trên nền tảng VMware vSphere. Nó cung cấp các cmdlet (lệnh) PowerShell để tương tác với vSphere, cho phép người quản trị thực hiện các hoạt động quản lý như triển khai, cấu hình, và giám sát các máy ảo (VM), host ESXi, và các thành phần khác của môi trường vSphere.

VMware PowerCLI là một công cụ mạnh mẽ
VMware PowerCLI là một công cụ mạnh mẽ

VMware PowerCLI là một công cụ rất hữu ích cho các quản trị viên hệ thống VMware vSphere vì:

  • Cho phép tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại và quản lý hàng loạt các tài nguyên.
  • Giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sự phụ thuộc vào giao diện đồ họa.
  • Có thể kết hợp với các tập lệnh PowerShell để tạo các kịch bản quản lý linh hoạt.

2. Cài đặt VMware PowerCLI trên Windows

2.1 Yêu cầu hệ thống

Trước khi cài đặt VMware PowerCLI, đảm bảo máy tính của bạn đáp ứng các yêu cầu hệ thống sau:

  • Hệ điều hành: Windows 7 trở lên, Windows Server 2008 R2 trở lên.
  • PowerShell 5.1 trở lên.

2.2 Tải xuống và cài đặt VMware PowerCLI

Để tải xuống và cài đặt VMware PowerCLI thì thông thường sẽ có 2 cách

  • Tải PowerCLI Module Online
  • Tải PowerCLI Offline rồi cài đặt Module

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cài đặt PowerCLI Module Online vì nó được tự động các quá trình cài đặt nên sẽ dễ dàng cho các bạn sử dụng.

Đầu tiên ta cần chạy PowerShell bằng quyền administrator để có thể đủ mọi thẩm quyền cấu hình. Để nhanh và thuận tiện nhất ta sẽ sử dụng thanh tìm kiếm của Window.

chạy PowerShell bằng quyền administrator
Chạy PowerShell bằng quyền administrator

Kiểm tra phiên bản powerCLI có thể cài đặt.

Find-Module -Name VMware.PowerCLI

Kiểm tra phiên bản powerCLI
Kiểm tra phiên bản powerCLI

Như vậy là phiên bản ta có thể cài đặt là 13.2.1

Tiến hành cài đặt module cho tất cả người dùng.

Install-Module -Name VMware.PowerCLI

Quá trình cài đặt sẽ tốn 1 chút thời gian bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi vài giây.

Quá trình cài đặt thành công ta có thể thấy module mới được cài đặt trong PowerShell. Ta có thể truy cập theo đường dẫn sau để kiểm tra.

C:\Program Files\WindowsPowerShell\Modules

Tiến hành cài đặt module
Tiến hành cài đặt module

Kiểm tra VMware.PowerCLI khi đã cài đặt xong.

Get-PowerCLIVersion

Kiểm tra sau khi cài đặt xong
Kiểm tra sau khi cài đặt xong

2.3 Cấu hình môi trường PowerShell để sử dụng PowerCLI

Ta cần hạn chế quyền sử dụng PowerCLI, chỉ cho phép một số người nhất định mới có quyền sử dụng PowerCLI  .Lệnh chỉ cài đặt PowerCLI cho người dùng hiện tại và không có đặc quyền quản trị:

Install-Module -Name VMware.PowerCLI -Scope CurrentUser

Đôi khi chạy lệnh này sẽ gặp lỗi.

The module ‘VMware.VimAutomation.Sdk’ cannot be installed or updated because the authenticode signature of the file ‘VMware.VimAutomation.Sdk.cat’ is not valid

Ta có thể thay thế bằng lệnh.

install-module VMware.PowerCLI -scope AllUsers -force -SkipPublisherCheck -AllowClobber

Ta có thể từ chối chương trình trải nghiệm khách hàng bằng lệnh.

Set-PowerCLIConfiguration -Scope User -ParticipateInCEIP $false

Ta có thể liệt kê các câu lệnh với vmware bằng lệnh.

Get-Command -Module *VMWare*

Cấu hình môi trường PowerShell
Cấu hình môi trường PowerShell

>>> Xem thêm: Hướng dẫn tạo Template CentOS 7 chi tiết trên VMware

3. Kết nối đến vCenter Server bằng PowerCLI

Sau khi cài đặt thành công VMware PowerCLI thì bây giờ ta hoàn toàn có thể kết nối đến vCenter để quản trị. Nhưng có 1 lưu ý rằng ta cần phải sử dụng quyền administrator thì mới có thể sử dụng được các module này vì ta đã giới hạn ở các bước trên. Bây giờ ta sẽ sử dụng lệnh để kết nối, ta hoàn toàn có thể thay thế IP bằng tên miền trỏ đến vCenter.

Connect-VIServer [IP-vCenter]

Kết nối đến vCenter Server bằng PowerCLI
Kết nối đến vCenter Server bằng PowerCLI

Kết quả đăng nhập khi thành công.

Kết quả đăng nhập thành công
Kết quả đăng nhập thành công

4. Một vài câu lệnh ban đầu

Khi đã có thể kết nối đến vCenter rồi bạn cũng nên sử dụng các câu lệnh thao tác ban đầu chứ nhỉ.

Kiểm tra các Data Center có trên vCenter.

get-datacenter

Kiểm tra các cluster được sử dụng.

get-cluster

Kiểm tra các host đã tham gia vào vCenter.

get-vmhost

Câu lệnh kiểm tra
Câu lệnh kiểm tra

5. Tổng kết

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu cách cài đặt và sử dụng VMware PowerCLI để kết nối đến vCenter Server trên nền tảng Windows. Bằng cách sử dụng PowerCLI, bạn có thể tự động hóa các tác vụ quản lý VMware vSphere và tăng hiệu suất công việc của mình. Hãy tiếp tục khám phá các tính năng và khả năng của VMware PowerCLI để tối ưu hóa quản lý hệ thống ảo hóa của bạn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn tạo Template Windows Server chuẩn cho VMware

Tác giả:
author avatar
Mình là Huy, hiện mình đang là kỹ sư hệ thống tại SunCloud. Mình có nhiều năm kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn về mạng, hệ thống, điện toán mây và an ninh bảo mật. Mình đã triển khai và vận hành rất nhiều dự án thực tế cho doanh nghiệp, cơ quan. Mình đã đạt được một số chứng chỉ quốc tế như CCNP, LPI, VCP, đồng thời mình vẫn đang tiếp tục học tập để trau dồi kiến thức mỗi ngày. Mình rất yêu thích công nghệ, đam mê chia sẻ những kiến thức, thông tin hữu ích cho mọi người.

Tin tức nổi bật