Trang chủTin tứcHướng dẫn tạo Template Windows Server chuẩn cho VMware
Hướng dẫn tạo Template Windows Server chuẩn cho VMware

Template Windows Server giúp quản trị viên có thể cấu hình các máy chủ tương đồng một cách nhanh chóng. Tìm hiểu chi tiết về cách cài đặt ngay sau đây!

Trong môi trường doanh nghiệp hoặc tổ chức lớn, nơi có nhu cầu triển khai nhiều máy chủ với cấu hình tương tự. Bằng cách sử dụng Template Windows Server, người quản trị có thể nhanh chóng tạo ra các bản sao chính xác của một máy chủ cụ thể mà không cần phải cấu hình lại từ đầu. Cùng tìm hiểu cách tạo Template Windows Server chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Template Windows Server là gì?

Template Windows Server là một bản sao hình ảnh hoặc mẫu chuẩn được sử dụng để triển khai các máy chủ Windows. Đây là một cách tiết kiệm thời gian và công sức cho việc cài đặt và cấu hình máy chủ, bằng cách tạo ra một bản sao chuẩn của một hệ thống đã được cấu hình trước đó, bao gồm cài đặt hệ điều hành, phần mềm, cấu hình mạng, và các thiết lập khác. 

Bằng cách sử dụng template, người quản trị có thể nhanh chóng tạo ra các bản sao chính xác của một máy chủ cụ thể mà không cần phải cấu hình lại từ đầu, giúp tăng tính nhất quán và đồng nhất trong việc triển khai hệ thống, đồng thời giảm thiểu sai sót do cấu hình không chính xác.

Template Windows Server là gi?
Template Windows Server là gì?

2. Khi nào nên sử dụng Template?

Các mẫu VMware rất hữu ích trong việc triển khai số lượng lớn các máy ảo tương tự vì chúng duy trì tính nhất quán của máy ảo. Ví dụ, nếu một nhóm người thử nghiệm cần thực hiện công việc thử nghiệm trên các máy ảo mới với bản dựng phần mềm độc quyền của công ty, quản trị viên hệ thống có thể tạo một Template và sao chép các máy ảo giống hệt từ mẫu đó cho mỗi nhân viên khi có nhu cầu.

Trong trường hợp xảy ra sự cố trong quá trình thử nghiệm hoặc cần triển khai một kịch bản thử nghiệm mới, máy ảo mới có thể được sao chép từ Template mà không tốn nhiều công sức. Bạn có thể tạo nhiều Template từ máy ảo Linux và Windows cho các trường hợp sử dụng khác nhau (thử nghiệm, phát triển, giáo dục, v.v.). Các Template khác nhau có thể bao gồm các bộ phần mềm khác nhau. Một Template có thể được sử dụng để triển khai VMware cho nhóm tài chính, một VMware Template khác có thể được sử dụng cho nhóm phát triển, v.v.

3. Hướng dẫn tạo Template Windows Server

Ở phần trước chúng ta đã tìm hiểu về cách tạo Template CentOS 7, bạn có thể xem lại tại đây.
Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu các bước tạo Template Windows Server.

3.1 Tạo một VMware Windows Server mới

Tạo một máy ảo mới có đủ tài nguyên CPU, đĩa và bộ nhớ. Chọn các tùy chọn tương thích VMware thích hợp.

Thực hiện tạo mới một máy ảo:

Tạo một máy ảo mới có đủ tài nguyên CPU, đĩa và bộ nhớ. Chọn các tùy chọn tương thích VMware thích hợp
tạo mới một máy ảo

Thực hiện tạo máy ảo với hệ điều hành Windows và phiên bản ở đây tôi chọn Windows Server 2019.

chọn Windows Server 2019
chọn Windows Server 2019
Chọn ISO File
Chọn ISO File

Sau khi tạo máy ảo, thực hiện cài đặt các bước đầu cho Windows.

cài đặt các bước đầu cho Windows
cài đặt các bước đầu cho Windows

Thực hiện cấu hình cài đặt VMware Tools bằng cách mount VMware Tools tại vCenter.

cài đặt VMware Tools
cài đặt VMware Tools

Sau khi mount thì trong máy ảo sẽ xuất hiện trình cài đặt VMware Tools và thực hiện cài đặt.

thực hiện cài đặt
thực hiện cài đặt

Sau khi thực hiện các bước cài đặt cần reboot lại máy ảo Windows Server.

reboot lại máy ảo Windows Server
reboot lại máy ảo Windows Server

Sau khi khởi động lại thì máy ảo đã được cài đặt VMware Tools thì hiển thị như hình dưới là đã thành công. Tiếp theo thực hiện cấu hình Remote Desktop.

Tiếp theo thực hiện cấu hình Remote Desktop
Tiếp theo thực hiện cấu hình Remote Desktop

Tích vào phần Enable Remote Desktop và thực hiện chọn Confirm để tiếp tục.

Enable Remote Desktop
Enable Remote Desktop

Thực hiện Add user theo các bước sau như bên dưới.

Thực hiện Add user
Thực hiện Add user

Bước cuối cùng thực hiện Update cho Windows Server.

Update cho Windows Server
Update cho Windows Server

Thực hiện xóa bỏ CD/DVD dùng để cài OS và thực hiện tắt máy ảo. Ngắt kết nối các thiết bị không sử dụng khỏi VMware. Nếu bạn đang sử dụng VMware đã tồn tại, hãy ngắt kết nối các thiết bị phần cứng không cần thiết như ổ đĩa mềm ảo, bộ điều khiển COM ảo, bộ điều khiển LPT, v.v. Nếu không sử dụng thiết bị USB và CD-ROM sau khi cài đặt phần mềm, chúng cũng có thể bị ngắt kết nối. Cách tiếp cận này làm giảm nguy cơ bị tấn công tiềm ẩn và do đó cải thiện tính bảo mật. Bạn cũng có thể vào BIOS ảo và xác minh rằng tất cả các thiết bị không cần thiết đều bị tắt trong BIOS của máy ảo.

xóa device và tắt máy ảo
xóa device và tắt máy ảo

3.2 Chuyển đổi thành Template Windows Server

Khi bạn chuyển đổi VMware thành Template, VMware nguồn của bạn sẽ được thay thế bằng kết quả Template và kết quả là VMware nguồn của bạn sẽ không khả dụng. Để chuyển đổi VMware thành Template, hãy thực hiện các bước sau:

  • Đăng nhập vào vCenter bằng VMware vSphere Web Client. Đi tới Hosts and ClustersVMwares and Templates, sau đó chọn VMware mà bạn đã chuẩn bị để chuyển đổi.
  • Đảm bảo rằng VMware đã tắt khi bạn chuyển đổi nó thành mẫu.
  • Nhấp chuột phải vào VMware và trong menu ngữ cảnh kết quả, chọn Template > Convert to Template.
  • Một thông báo xác nhận được hiển thị: Chuyển đổi máy ảo “VMwarename” thành template? Bấm Yes để tiếp tục.
chuyển đổi máy ảo thành Template Windows server
chuyển đổi máy ảo thành Template

Kết luận

Trên đây là các bước để thực hiện đóng một Template Windows Server, giờ bạn chỉ cần Deploy các máy ảo ra từ Template này để triển khai các máy ảo mới, tiếp kiệm được thời gian các bước cấu hình cơ ban đầu. Bạn cũng có thể cài đặt các phần mềm hoặc các cấu hình trùng lặp cho việc tạo máy ảo hàng loạt sau này. Như vậy là hoàn thành các bước tạo Template Windows Server cho VMware chúc các bạn thành công. Cùng tìm hiểu các kiến thức về VMware trong các phần tiếp theo trên suncloud.vn nhé.

Tác giả:
author avatar
Mình là Huy, hiện mình đang là kỹ sư hệ thống tại SunCloud. Mình có nhiều năm kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn về mạng, hệ thống, điện toán mây và an ninh bảo mật. Mình đã triển khai và vận hành rất nhiều dự án thực tế cho doanh nghiệp, cơ quan. Mình đã đạt được một số chứng chỉ quốc tế như CCNP, LPI, VCP, đồng thời mình vẫn đang tiếp tục học tập để trau dồi kiến thức mỗi ngày. Mình rất yêu thích công nghệ, đam mê chia sẻ những kiến thức, thông tin hữu ích cho mọi người.

Tin tức nổi bật