Công nghệ ảo hoá là một chủ đề phổ biến trong thế giới công nghệ thông tin, trong đó nổi bật nhất là công nghệ VMware. VMware là gì và có ưu điểm nổi bật nào so với máy chủ vật lý? Cùng tìm hiểu nhé!
Để hiểu rõ về công nghệ ảo hóa VMware đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Ở bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về công nghệ ảo hóa VMware là gì? Cách thức hoạt động cũng như có các tính năng nổi bật.
1. VMware là gì?
VMware là nhà cung cấp phần mềm ảo hóa và điện toán đám mây có trụ sở tại California. Được thành lập vào năm 1998, VMware hiện là công ty con của Dell Technologies. VMware dựa trên các công nghệ ảo hóa của mình trên nền tảng bare-metal ESX/ESXi trong kiến trúc x86. Nó có thể chạy trực tiếp trên phần cứng của máy chủ mà không cần hệ điều hành chính.
Ảo hóa máy chủ VMware cài đặt một trình ảo hóa trên máy chủ vật lý để cho phép nhiều máy ảo (VM) chạy trên cùng một máy chủ vật lý. Mỗi VMware có thể chạy hệ điều hành riêng, khi đó có thể chạy nhiều hệ điều hành trên một máy chủ vật lý.
2. Chức năng của VMware là gì?
- Bộ sản phẩm của VMware cung cấp các tính năng phục vụ ảo hoá như:
- Đảm bảo máy ảo hoạt động liên tục khi 1 hệ thống bất kỳ bị lỗi.
- Di chuyển máy ảo sang hệ thống khác nhanh chóng và không có thời gian chết.
- Mở rộng tài nguyên CPU, RAM của máy ảo mà không có downtime.
- Sao lưu dữ liệu và khôi phục các máy ảo.
- Quản lý tập trung nhiều hệ thống server, đồng thời tự động cân bằng tải.
- Tạo máy ảo nhanh chóng thông qua các templates có sẵn.
- …
3. Cách thức hoạt động của phần mềm ảo hóa VMware
Bộ phần mềm VMware có thể được cài đặt và hoạt động trực tiếp trên phần cứng hoặc sử dụng tương tự như một ứng dụng của một hệ điều hành Windows. VMware sẽ phân vùng tài nguyên máy chủ vật lý sao cho nhiều máy chủ ảo có thể chạy trên máy chủ này.
VMware tách riêng từng VM khỏi máy chủ vật lý và các máy ảo khác. Đảm bảo dữ liệu không bị rò rỉ trên máy ảo. VMware đóng gói máy ảo như một tập hợp các tệp giúp dễ dàng sao lưu, di chuyển và sao chép.
4. Tính năng hoạt động của VMware
Tính sẵn sàng cao
- Đảm bảo tính liên tục của công việc khi một hệ thống gặp sự cố.
Linh hoạt, giảm tối đa thời gian downtime
- Di chuyển máy ảo sang hệ thống khác một cách nhanh chóng và không có thời gian chết.
- Di chuyển các máy ảo sang các phân vùng lưu trữ khác mà không có thời gian chết.
- Hỗ trợ mở rộng tài nguyên CPU, RAM của VM không bị downtime.
An toàn dữ liệu
- Thực hiện sao lưu và khôi phục các máy ảo.
- Đảm bảo tính liên tục của ứng dụng và không bị mất dữ liệu ngay cả trong trường hợp máy chủ bị lỗi.
- Cho phép các bên thứ ba sử dụng các APIs này cho các ứng dụng sao lưu của họ.
- Chức năng sao lưu và khôi phục dữ liệu hoàn toàn tự động.
- Tự đo lường khả năng sử dụng dịch vụ thông qua giám sát và dự phòng.
Quản lý tập trung
- Quản lý tập trung tài nguyên các server thành 1 khối và tự động cân bằng tải.
- Bạn có thể tạo, định cấu hình và quản lý các vùng bảo mật riêng biệt. Nó có giao diện đồ họa giúp quản trị viên và người dùng quản lý tập trung các máy ảo và máy chủ ESXi.
Triển khai nhanh chóng
- Thời gian tạo máy ảo, cài đặt cực kỳ nhanh chóng thông qua các template.
5. Phần mềm VMware dùng để làm gì?
Vậy VMware dùng để làm gì? Nền tảng VMware tạo ra các máy ảo và giải pháp điện toán đám mây với rất nhiều lợi ích. Những lợi ích nổi bật bao gồm cho phép hợp nhất phần cứng để sử dụng với hiệu quả cao hơn, khả năng mở rộng linh hoạt, high availability, quản lý tập trung và bảo mật tốt hơn giúp doanh nghiệp có thêm lợi thế cạnh tranh, đồng thời cắt giảm chi phí.
Hiện nay Cloud Server đang sử dụng công nghệ VMware giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả hoạt động cao hơn. Sử dụng VMware cho Cloud Server giúp quản trị viên có thể quản trị dễ dàng và linh hoạt trong việc mở rộng tài nguyên nhanh chóng, không cần thời gian chờ mua phần cứng bổ sung khi sử dụng máy chủ vật lý, luôn sẵn sàng hoạt động với high availability tăng khả năng chịu lỗi.
6. Lợi ích khi sử dụng VMware là gì?
Lợi ích của việc sử dụng các sản phẩm của VMware bao gồm:
- Khả năng bảo mật tốt hơn các hệ thống vùng chứa như Kubernetes.
- Cung cấp tối ưu, hiệu quả các ứng dụng và tài nguyên.
- Đơn giản hóa quá trình quản lý trung tâm dữ liệu.
- Tăng hiệu quả và sự linh hoạt của các hệ thống trung tâm dữ liệu.
Ngoài ra còn một số hạn chế như:
- Phí giấy phép cao.
- Một số lựa chọn thay thế Hyper-V và Xen hypervisor tốt hơn.
- Một số lỗi khi được sử dụng cùng với các sản phẩm của Oracle.
- Vấn đề tương thích phần cứng vì không phải mọi thứ đều hoạt động tốt với VMware.
7. Các loại Hypervisors của VMware là gì?
Hypervisor là một chương trình phần mềm quản lý một hoặc nhiều máy ảo (VM). Nó được sử dụng để tạo, dừng và reset lại các máy ảo. Nó cho phép mỗi VM truy cập vào tài nguyên phần cứng bên dưới (CPU, RAM, Disk). Nhưng cũng có giới hạn số lượng tài nguyên hệ thống mà mỗi máy ảo có thể sử dụng đồng thời trên một hệ thống.
Các loại Hypervisor của VMware:
- Host based architecture: VMware Workstation được cài đặt trên một máy tính đã được cài đặt hệ điều hành. Nó hoạt động giống như một ứng dụng, giống như bất kỳ phần mềm nào khác trên máy tính của bạn. Đáp ứng tốt cho việc sử dụng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ.
- Bare-metal architecture: vSphere ESXi chạy trực tiếp trên phần cứng. Điều này đem lại hiệu quả cao khi không có hệ điều hành sử dụng tài nguyên chung với hypervisor. Được sử dụng cho các ứng dụng doanh nghiệp và điện toán đám mây.
Trong thời đại công nghệ ngày nay, tính sẵn sàng và cung cấp tài nguyên theo yêu cầu là điều đang được quan tâm. Trong bài viết “VMware là gì? Lợi ích khi sử dụng VMware” này, chúng ta đã hiểu bộ sản phẩm của VMware cung cấp tất cả các công cụ cần thiết để doanh nghiệp của bạn chạy các ứng dụng website, phần mềm nội bộ,... Với các tính năng đảm bảo hiệu suất và tính sẵn sàng, giảm tối đa thời gian downtime hệ thống, VMware là công nghệ đang được yêu thích sử dụng.
>>> Có thể bạn quan tâm: