Tầng liên kết dữ liệu hay còn gọi “Data Link Layer” là một tầng bên trong mô hình OSI hay TCP/IP. Nó có nhiệm vụ và chức năng vô cùng quan trọng bên trong toàn bộ giao thức.
Để dữ liệu có thể truyền đi được trong môi trường mạng thì chúng cần có một bộ giao thức hỗ trợ để hỗ trợ điều đó. Những giao thức này được hoạt động bên trong một tầng được gọi là tầng liên kết dữ liệu hay tầng data link. Vậy data link là gì? Cùng tìm hiểu bên trong bài viết dưới đây nhé.
Bài viết cùng chủ đề:
1. Tầng liên kết dữ liệu là gì?
Tầng liên kết dữ liệu là tầng thấp nhất bên trong mô hình TCP/IP và là tầng thứ 2 trong mô hình OSI. Nó có nhiệm vụ thiết lập, duy trì hay hủy bỏ các liên kết dữ liệu. Ngoài ra tầng Data Link còn kiểm soát lưu lượng cũng như lỗi phát sinh trong quá trình truyền tải dữ liệu.
2. Chức năng và nhiệm vụ
2.1. Đóng gói dữ liệu và truy cập đường truyền
Trước khi dữ liệu được truyền tải nó sẽ được đóng gói và chuyển từ tầng mạng lên tầng liên kết dữ liệu. Các gói dữ liệu thường sẽ bao gồm trường tiêu đề đầu và tiêu đề cuối (được gọi là header và trailer).
Với chức năng truy cập, đường truyền sẽ có 4 giao thức chính đó là: giao thức phân chia theo thời gian, giao thức phân chia theo tần số, giao thức phân chia theo mã và giao thức truy cập ngẫu nhiên.
2.2. Dịch vụ truyền tin cậy
Cung cấp dịch vụ truyền tin cậy, đảm bảo truyền chính xác gói dữ liệu trên một đường truyền. Dịch vụ truyền tin cậy sẽ giảm tỷ lệ phát sinh lỗi trong quá trình truyền tải dữ liệu (ví dụ như các đường truyền không dây).
2.3. Kiểm soát lưu lượng
Khả năng lưu trữ dữ liệu tạm thời tại các nút trên mỗi phía của đường truyền không phải là vô hạn. Nếu không kiểm soát được lưu lượng, bộ đệm phía nhận có thể bị tràn và phát sinh lỗi trong quá trình truyền tải.
2.4. Phát hiện và sửa lỗi
Giao thức tầng liên kết dữ liệu cung cấp cơ chế phát hiện và sửa lỗi. Điều này được thực hiện bằng cách phía gửi sẽ thiết lập một số bit phát hiện lỗi kèm theo gói tin và phía nhận sẽ thực hiện việc kiểm tra lỗi.
3. Các giao thức phổ biến trong Data Link Layer là gì?
- Giao thức PPP: Là một giao thức phổ biến trong mạng WAN. Giao thức PPP được cấu thành từ hai thành phần chính là LCP và NCP. LCP giúp đàm phán khi kết nối và NCP đóng gói lưu lượng.
- Giao thức ARP: Giao thức ARP hay còn gọi là giao thức phân giải địa chỉ được sử dụng để chuyển địa chỉ từ tầng mạng sang data link layer. Cụ thể là ta có thể tìm được địa chỉ MAC khi đã có được địa chỉ IP.
- Giao thức RARP: Là giao thức phân giải địa chỉ ngược. Từ một địa chỉ MAC có sẵn ta sẽ tìm được địa chỉ IP tương ứng với nó.
- Giao thức HDLC: Là giao thức truyền thông giúp phục hồi dữ liệu trong trường hợp phát sinh các lỗi, qua đó quá trình truyền tải dữ liệu trở nên an toàn hơn.
4. Các thiết bị hoạt động trong tầng liên kết dữ liệu
Switch: Switch được sử dụng để ghép nối nhiều mạng thành một mạng lớn duy nhất. Switch chỉ kết nối được với các mạng cùng loại và sẽ khó khăn về mặt địa lý.
Bridge: Về cơ bản bridge có chức năng giống switch nhưng chỉ có giới hạn 2 cổng kết nối. Vậy nên chỉ kết nối 2 thiết bị được với nhau.
Trên đây là những điều cơ bản nhất về tầng liên kết dữ liệu. Hy vọng sau bài viết bạn đã hiểu được khái niệm cũng như các giao thức phổ biến trong tầng data link này. Qua đó biết thêm được chức năng, nhiệm vụ của chúng là rất quan trọng đối với toàn bộ quá trình truyền tải dữ liệu trong môi trường mạng hiện nay.