Hướng dẫn quản trị máy chủ hiệu quả tiết kiệm chi phí
Máy chủ là một thiết bị quan trọng đối với hệ thống công nghệ thông tin. Nó có các chức năng như lưu trữ dữ liệu, lưu trữ web, ứng dụng… Vì vậy yếu tố quản trị máy chủ một cách hiệu quả luôn được quan tâm hàng đầu.
Máy chủ cần thiết cho hầu hết các chức năng bên trong hệ thống công nghệ thông tin. Vì vậy yêu cầu về quản lý máy chủ là vô cùng quan trọng. Bài viết này là hướng dẫn quản trị máy chủ hiệu quả cho những ai đang có nhu cầu tự quản lý thiết bị của mình hoặc thuê bên thứ ba thực hiện công việc.
1. Định nghĩa quản trị máy chủ
1.1. Tìm hiểu quản trị máy chủ là gì?
Đầu tiên ta cần phải hiểu được quản trị máy chủ là gì? Quản trị máy chủ chính là quá trình quản lý đảm bảo máy chủ hoạt động an toàn với hiệu suất tối ưu. Qua đó giữ cho máy chủ và các hệ thống liên quan luôn hoạt động ở trạng thái nhất quán, phù hợp với yêu cầu đưa ra.
Quản lý máy chủ đòi hỏi rất nhiều nhiệm vụ khác nhau. Người quản trị cần phải:
- Đảm bảo máy chủ hoạt động với hiệu suất tốt nhất.
- Bảo trì phần cứng máy chủ và giải quyết các sự cố kỹ thuật.
- Luôn cập nhật phần mềm.
- Thiết kế và thực hiện các cấu trúc hệ thống.
- Giám sát các ứng dụng đang chạy trên máy chủ bằng cách theo dõi trạng thái, thời gian hoạt động và các sự cố định kỳ.
- Thực hiện khắc phục sự cố.
- Chạy thử nghiệm quản lý lỗi.
- Thực hiện các chiến lược sao lưu mạnh mẽ và giải pháp an ninh mạng.
- Theo dõi lưu lượng máy chủ để phát hiện hoạt động đáng ngờ.
- Đảm bảo các máy chủ theo kịp các yêu cầu khi nhu cầu kinh doanh phát triển.
1.2. Các loại máy chủ được sử dụng tại các doanh nghiệp
Hiện nay có rất nhiều loại máy chủ, phổ biến nhất và thường xuyên được sử dụng trong doanh nghiệp như:
- Máy chủ FTP xử lý truyền dữ liệu qua lại giữa máy chủ và thiết bị.
- Máy chủ web lưu trữ các trang web.
- Máy chủ ảo chạy trên máy ảo.
- Máy chủ proxy khởi tạo và quản lý giao tiếp giữa máy khách và máy chủ bên ngoài.
- Máy chủ cơ sở dữ liệu lưu trữ lượng lớn dữ liệu.
- Các máy chủ ứng dụng lưu trữ, chạy các ứng dụng web và phần bổ trợ.
2. Nhiệm vụ quản lý máy chủ
Tùy thuộc vào quy mô của hệ thống công nghệ thông tin, quản trị server có thể là nhiệm vụ của một quản trị viên hoặc toàn bộ nhóm. Các nhiệm vụ quản lý server như:
2.1. Thiết lập cấu hình
Thiết lập máy chủ và cấu hình phần mềm chính là khía cạnh cốt lõi của quản lý máy chủ. Mỗi một dòng máy chủ sẽ có cách thiết lập cấu hình khác nhau. Quản trị viên phải biết cách thiết lập máy chủ với các thành phần vật lý hay một máy chủ ảo hoạt động trên đám mây. Không những vậy, quản trị viên cũng cần phải nắm được tất cả các yêu cầu đưa ra đối với máy chủ về các hoạt động kinh doanh, lưu trữ để có thể chuẩn bị tài nguyên cài đặt máy chủ phù hợp.
2.2. Quản lý phần cứng
Đối với máy chủ vật lý thì quản lý tốt phần cứng là điều cần được quan tâm. Quản trị viên cần chú ý tới ba thành phần quan trọng nhất đó là:
- CPU - Bộ xử lý trung tâm: Khi CPU hoạt động gần đạt mức 100% có thể làm cho máy chủ bị quá tải, ảnh hưởng tới hiệu suất hoạt động. Vì vậy cần giám sát và có những điều chỉnh phù hợp đảm bảo hoạt động của máy chủ.
- RAM: Máy chủ càng có nhiều RAM thì hiệu suất tiềm năng của nó càng tốt. Quản trị viên cần giám sát việc sử dụng RAM và đưa ra những bổ sung kịp thời.
- Ổ cứng: Ổ cứng chính là nơi lưu trữ dữ liệu của máy chủ. Hiệu suất có thể bị ảnh hưởng khi ổ cứng hoạt động ở công suất tối đa. Quản trị viên cần phải thực hiện thêm ổ đĩa hoặc xóa dữ liệu không cần thiết khi ổ đầy.
2.3. Quản lý phần mềm
Tương tự như phần cứng, phần mềm của máy chủ cũng cần được giám sát thường xuyên. Quản trị viên cần phải:
- Hiểu rõ các phần mềm đang hoạt động trong hệ thống.
- Cập nhật thường xuyên các phiên bản mới đối với ứng dụng, hệ điều hành mới.
- Tìm kiếm lỗ hổng phần mềm có thể phát sinh trong quá trình hoạt động.
- Gỡ bỏ các phần mềm cũ không còn hoạt động đảm bảo hiệu suất của máy chủ.
2.4. Giám sát máy chủ
Giám sát liên tục giúp quản trị viên phát hiện và ngăn chặn các vấn đề có thể ảnh hưởng tới hoạt động của máy chủ.
- Đối với phần cứng cần chú ý tới hiệu suất của CPU, RAM, ổ cứng hay nhiệt độ của máy chủ.
- Với phần mềm thì các ứng dụng, hoạt động lưu trữ, lưu lượng truy cập cùng với tài nguyên tiêu thụ là các yếu tố cần được giám sát thường xuyên.
2.5. Bảo mật máy chủ
Yếu tố bảo mật máy chủ cũng thuộc quyền bên trong quản lý máy chủ và luôn được quan tâm hàng đầu. Quản trị viên cần phải:
- Cài đặt và luôn cập nhật giải pháp phòng chống vi-rút xâm nhập.
- Thiết lập tường lửa để lọc lưu lượng truy cập trái phép.
- Tạo chính sách thông tin xác thực, đảm bảo người dùng có mật khẩu mạnh.
- Chạy đánh giá lỗ hổng thường xuyên.
- Thiết lập phần mềm kiểm soát truy cập, bảo mật tin cậy.
- Mã hóa các dữ liệu nhạy cảm.
- Nghiên cứu các phương pháp mới về an ninh mạng giữa các nhóm và phòng ban khác nhau.
2.6. Sao lưu và phục hồi
Sao lưu dữ liệu thường xuyên là rất cần thiết đảm bảo hoạt động lưu trữ của máy chủ được an toàn, dữ liệu không bị đánh mất khi máy chủ xảy ra sự cố ngoài ý muốn. Bạn có thể tham khảo một vài phương pháp phổ biến như:
- Thực hiện sao lưu dữ liệu nhiều lần trong một ngày.
- Đặt hạn chế quyền truy cập vào bản sao lưu.
- Giới hạn quyền chỉnh sửa.
- Thường xuyên quét các bản sao lưu để lọc ra dữ liệu độc hại.
- Tối ưu hóa RTO (Mục tiêu thời gian khôi phục) và RPO (Mục tiêu điểm khôi phục) để đảm bảo trải nghiệm người dùng mượt mà trong quá trình sao lưu.
3. Ai cần quản trị máy chủ
Tất cả doanh nghiệp sử dụng máy chủ đều cần đến nhu cầu quản trị. Để hoạt động vận hành máy chủ đơn giản và hiệu quả sẽ cần đến các công cụ quản lý. Tuy nhiên mỗi công cụ sẽ có những tính năng khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu cũng như mục đích sử dụng mà đưa ra lựa chọn công cụ phù hợp. Bạn có thể dựa vào những yếu tố sau để đưa ra lựa chọn:
- Đảm bảo giải pháp có thể hoạt động với tất cả các loại máy chủ và ứng dụng của bạn.
- Hãy tìm một chương trình có giao diện người dùng trực quan, dễ hiểu giúp đơn giản hóa các tác vụ.
- Phần mềm sẽ cho phép thiết lập cảnh báo tùy chỉnh.
- Công cụ cần cung cấp nhiều dữ liệu chi tiết về trạng thái của máy chủ.
- Tìm kiếm một giải pháp cung cấp các tính năng tự động hóa phong phú giúp hợp lý hóa quy trình làm việc và giúp nhân viên tiết kiệm thời gian.
4. Ưu điểm của dịch vụ quản trị máy chủ
Lựa chọn thuê một nhà cung cấp dịch vụ để thúc đẩy việc quản lý máy chủ của bạn có rất nhiều lợi ích. Dưới đây là những lý do đáng chú ý nhất tại sao thuê ngoài quản trị viên máy chủ là một lựa chọn sáng suốt:
- Chuyên gia hàng đầu: Các nhà cung cấp dịch vụ chuyên về quản trị máy chủ sẽ có đội ngũ kỹ sư chuyên sâu giàu kinh nghiệm về hoạt động quản lý máy chủ.
- Chi phí vận hành thấp hơn: Một khoản phí trung bình hàng tháng hoặc hàng năm đối với một gói dịch vụ sẽ ít tốn kém hơn so với việc đầu tư vào một đội ngũ nhân viên chuyên trách.
- Hỗ trợ đáng tin cậy: Hầu hết các đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ hỗ trợ 24/7 cho khách hàng của họ, bất cứ khi nào có yêu cầu từ khách hàng.
- Tránh lãng phí thời gian: Vận hành máy chủ yêu cầu giám sát thường xuyên với hệ thống. Giao những nhiệm vụ này cho nhà cung cấp sẽ giúp nhân viên của bạn tập trung vào những công việc khác tốt hơn.
Bạn không chắc loại máy chủ nào phù hợp với trường hợp sử dụng của mình? Dịch vụ Cloud Server (máy chủ đám mây) và thuê máy chủ vật lý là 2 tùy chọn phổ biến mà bạn có thể cân nhắc.
5. Quản trị máy chủ không phải là lựa chọn
Quản trị máy chủ là một điều rất quan trọng đối với hệ thống công nghệ thông tin. Quản lý hiệu quả sẽ giúp nâng cao hiệu suất công việc, đảm bảo tính bảo mật cũng như hạn chế tối đa sự cố phát sinh. Chính vì vậy với bất kỳ doanh nghiệp nào thì vấn đề quản lý máy chủ cũng luôn được ưu tiên hàng đầu trước khi đưa hệ thống công nghệ thông tin của mình vào quá trình hoạt động.
Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu được tầm quan trọng của việc quản trị máy chủ cũng như các yếu tố cần có giúp cho việc quản trị máy chủ trở nên đơn giản, hiệu quả mà tiết kiệm chi phí. SunCloud với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ quản trị máy chủ. Nếu vẫn còn những thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline 083 979 3434 hoặc 024 3382 6789 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất từ SunCloud.