Bài viết cung cấp các lệnh cơ bản và các ví dụ thực tiễn giúp bạn triển khai, giám sát và tự động hóa các tác vụ trong môi trường VMware PowerCLI của mình.
- 1. Connect to vCenter system
- 2. Manage Virtual Machines
- 3. Quản lý các host trên vcenter
- 4. Setup lisence key cho host
- 5. Activate Maintenance Mode
- 6. Create vSphere Inventory Objects
- 7. Manage Virtual Machine Templates on vCenter Server
- 8. quản lý snapshot
- 9. Update cấu hình máy ảo
- 10. Di chuyển máy ảo sang máy chủ khác bằng VMware vSphere vMotion
- Tổng kết
Trong môi trường ảo hóa vSphere của VMware, việc quản lý và tự động hóa các tác vụ là rất quan trọng để tối ưu hóa hiệu suất hệ thống. VMware PowerCLI là một công cụ mạnh mẽ dựa trên PowerShell giúp quản trị viên thực hiện các thao tác quản lý hàng loạt và tự động hóa các tác vụ trên vSphere. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào các lệnh cơ bản của VMware PowerCLI và cung cấp các ví dụ thực tiễn để bạn có thể bắt đầu sử dụng công cụ này một cách hiệu quả. Chúng mình sẽ chia nhỏ các bài viết ra và mỗi bài viết sẽ tìm hiểu theo 10 mục lớn, hãy đón xem các bài viết của chúng mình nhé.
>>> Xem thêm: VMware PowerCLI - Cài đặt kết nối đến vCenter Server trên Windows
1. Connect to vCenter system
Để làm được các điều cao siêu hơn trên VMware PowerCLI thì việc đầu tiên cần phải biết là làm sao để kết nối đến vCenter Server. Để kết nối đến vCenter Server thì bạn có thể tham khảo lệnh sau.
Connect-VIServer -Server vcenter.quang.local -Protocol https -User 'MyAdministratorUser' -Password 'MyPassword' |
Bên trên là lệnh đầy đủ để ta kết nối đến vCenter Server, nhưng ta có thể giản lược bằng lệnh sau sau đó sẽ nhập user và password sau.
Connect-VIServer -Server vcenter.quang.local |
2. Manage Virtual Machines
Sau khi đã kết nối thành công, chúng ta sẽ tìm hiểu cách quản lý các máy ảo trên vSphere bằng cách sử dụng các cmdlet như Get-VM, Start-VM, Stop-VM và Remove-VM. Chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện các hoạt động như khởi động, tắt, và xóa máy ảo.
Xem toàn bộ virtual machine target tới vCenter.
Get-VM |
Lưu thông tin và trạng thái hoạt động của 1 máy ảo ra một file trên Windows.
$respool = Get-ResourcePool Get-VM -Location $respool | Select-Object Name, PowerState > infovm.txt |
Lưu ý : Các lệnh ta sử dụng sẽ thực hiện trên vCenter nhưng đường dẫn thư mục sẽ chỉ được tính trên máy Windows của chúng ta. Và còn 1 điều nữa là các biến ta ta đặt tên sẽ chỉ tính trên phiên đăng nhập mà ta đang sử dụng nên khi kết thúc phiên hoạt động thì các biến này sẽ biến mất. Ví dụ ở đây chính là biến $respool.
Bật máy ảo. Tên máy ảo thì ta có thể tham khảo lệnh trước đó.
Start-VM [tên máy] |
Ta có thể lấy thông tin chi tiết của máy ảo và lưu ra file bằng lệnh. Lưu ý file này sẽ được lưu trên máy laptop của chúng ta nên chúng ta cần chuyển vị trí đứng hiện tại của mình đến nơi cần lưu, ở đây tôi sẽ lấy ví dụ sẽ lưu vào desktop, bạn hãy thay tên user cho phù hợp với máy mình nhé.
cd C:\Users\admin\Desktop\Powershell Get-VMGuest ADDC|fc >ADDC.txt |
File lưu ra sẽ là thông tin chi tiết của máy ảo, Bạn có thể từ file này mà tìm được bất cứ thông tin gì của máy ảo.
Shutdown OS (Tắt hệ điều hành)
Stop-VMGuest [tên máy] |
Power off VM (Tắt nguồn máy ảo)
Stop-VM [tên máy] |
Di chuyển máy ảo từ host 1 sang host 2
Get-VM -Name ADDC-NEW -Location 172.16.66.44 | Move-VM –Destination 172.16.66.43 |
3. Quản lý các host trên vcenter
Tiếp theo, chúng ta sẽ làm quen với quản lý host trên vCenter bằng cách sử dụng cmdlet Get-VMHost, Restart-VMHost và Stop-VMHost. Chúng ta sẽ biết được cách lấy danh sách các host, khởi động lại hoặc tắt host từ xa.
Xem các host trên vCenter.
get-vmhost |
Thêm host vào vcenter. Ta có thể chỉ định host đó sẽ nằm ở Data Center nào hay Cluster nào. Ở đây tôi sẽ lấy ví dụ về thêm host vào Cluster-1
Add-VMHost -Name [tên host]-Location Cluster-1 -User root -Password [password] |
4. Setup lisence key cho host
Chức năng cấu hình license key cho host cũng là một trong những điểm quan trọng trong quản lý vSphere. Đôi khi một vài chức năng hay dịch vụ yêu cần phải có license key phù hợp. Chúng ta sẽ học cách sử dụng cmdlet Set-VMHost để thiết lập license key cho host một cách đơn giản và hiệu quả.
Set-VMHost -VMHost [tên host] -LicenseKey 00000-00000-00000-00000-00000 |
Nếu các bạn chưa có Licence thì có thể tham khảo một số lisence sau:
vSphere 7 Enterprise
4A4HH-A129H-M88V0-U9ANH-07R34
vCenter Server 7 Standard
4U6E0-FP015-H80T9-A09N0-36U0F
BONUS:
vCenter Server 7 Foundation
HZ2D0-6F11N-M89F0-HT1QH-AUAL0
vCenter Server 7 Essentials
NZ4W8-FNJEH-M8E09-TLCX0-82AQ4
VMware vSphere ESXi 7.0 Enterprise Plus key
JJ2WR-25L9P-H71A8-6J20P-C0K3F
HN2X0-0DH5M-M78Q1-780HH-CN214
JH09A-2YL84-M7EC8-FL0K2-3N2J2
5. Activate Maintenance Mode
Cuối cùng, chúng ta sẽ khám phá cách kích hoạt chế độ bảo trì cho host sử dụng cmdlet Set-VMHost. Chế độ bảo trì là rất hữu ích khi bạn cần thực hiện các công việc bảo trì và cập nhật hệ thống. Lưu ý chế độ bảo trì này yêu cầu không có máy ảo nào đang hoạt động trên host. Ta có thể chuyển hết toàn bộ máy ảo sang host khác hoặc bật tính năng DRS trên Cluster chứa host đó lên.
Set-VMHost -VMHost [tên host] -State "Maintenance" -RunAsync |
6. Create vSphere Inventory Objects
Lấy thông tin Inventory root và tạo 1 thư mục trên đó.
$folder = Get-Folder -NoRecursion | New-Folder -Name NEW |
Tạo 1 datacenter (Ta có thể chỉ định thư mục lưu trữ).
New-Datacenter -Location $folder -Name Data-centre2 |
Tạo một folder bên trong datacenter.
Get-Datacenter Data-centre2 | New-Folder -Name Folder1 |
Tạo một cluster bên trong thư mục.
New-Cluster -Location folder1 -Name Cluster1 -DrsEnabled -DrsAutomationLevel FullyAutomated |
7. Manage Virtual Machine Templates on vCenter Server
Tạo template từ 1 VM
New-Template -VM ADDC -Name Template-ADDC -Location (Get-Datacenter Data-center1 ) |
Sử dụng template để tạo một máy ảo
New-VM -Name "TEST-VM" -VMHost [tên host] -Template (Get-Template -Name "Template-ADDC") |
Convert template thành máy ảo
Get-Template Template-ADDC | Set-Template -ToVM -Name ADDC-test |
8. quản lý snapshot
Tạo snapshot cho 1 máy ảo.
get-vm -name TEST-VM | New-Snapshot -Name Snapshot-test |
Khôi phục máy ảo từ trạng thái snapshot.
Set-VM -VM (get-vm -name TEST-VM) -Snapshot ( Get-Snapshot -VM TEST-VM -Name Snapshot-test) |
Xóa snapshot
Remove-Snapshot -Snapshot ( Get-Snapshot -VM TEST-VM -Name Snapshot) |
Tham khảo câu lệnh khôi phục toàn bộ máy ảo với snapshot.
$VMs = Get-ResourcePool MyRP01 | Get-VM foreach( $vm in $VMs ) { Set-VM -VM $vm –Snapshot InitialSnapshot } |
9. Update cấu hình máy ảo
Thay đổi cấu hình của máy ảo như CPU, RAM, ổ đĩa, mạng, v.v.
Set-VM -VM [tên máy] -MemoryGB 4 -NumCPU 2 |
10. Di chuyển máy ảo sang máy chủ khác bằng VMware vSphere vMotion
Tính năng này sẽ thực hiện được khi trê n 2 host đồng thời được cấu hình tính năng vMotion.
Get-VM VM1 | Move-VM -Destination (Get-VMHost ESXHost2) |
Tổng kết
Với những kiến thức về câu lệnh và ví dụ được cung cấp trong bài viết này, bạn sẽ có đủ nền tảng để bắt đầu sử dụng VMware PowerCLI trong công việc quản trị hệ thống vSphere. Hãy cùng mình tiếp tục khám phá cách sử dụng VMware PowerCLI trong bài viết sau nhé.
>>> Xem thêm:
Cloud Server VMware - Công nghệ ảo hoá toàn diện nhất hiện nay