Chứng chỉ SSL là gì? SSL là viết tắt của Secure Sockets Layer, tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật, truyền thông mã hoá giữa máy chủ Web server và trình duyệt.
Chứng chỉ SSL là gì? SSL là viết tắt của Secure Sockets Layer. Đây là chứng chỉ thể hiện tiêu chuẩn công nghệ bảo mật, truyền thông mã hoá giữa máy chủ Web server và trình duyệt (browser). Tiêu chuẩn SSL đảm bảo các dữ liệu truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt của người dùng riêng tư và an toàn. SSL là tiêu chuẩn bảo mật cho hàng triệu website trên toàn thế giới.
1. Chứng chỉ SSL là gì?
Chứng chỉ SSL là gì? SSL là viết tắt của Secure Sockets Layer, một công nghệ tiêu chuẩn cao. SSL giúp mã hoá thông tin giữa máy chủ (host) và trình duyệt người dùng. SSL được phát triển để đảm bảo các dữ liệu nhạy cảm, như thông tin cá nhân, thông tin tài khoản, thẻ tín dụng và mật khẩu, được mã hóa an toàn khi chuyển từ trình duyệt của người dùng tới máy chủ hoặc ngược lại.
Khi trang web sử dụng SSL, thông tin sẽ được truyền qua một kênh an toàn, được mã hóa để ngăn chặn tấn công từ việc đánh cắp hoặc thay đổi dữ liệu. Điều này tạo ra môi trường an toàn cho người dùng, hạn chế nguy cơ bị tấn công và lừa đảo trực tuyến.
Chứng chỉ SSL giúp người dùng biết được liệu trang web mà họ đang truy cập có được xác minh và đáng tin cậy hay không. Khi một trang web sử dụng SSL, trình duyệt sẽ hiển thị một biểu tượng ổ khóa hoặc địa chỉ trang web sẽ bắt đầu bằng "https://" thay vì "http://". Sự hiện diện của chứng chỉ SSL giúp người dùng yên tâm hơn khi giao dịch trực tuyến hoặc chia sẻ thông tin cá nhân.
2. Tầm quan trọng của chứng chỉ SSL
Chứng chỉ SSL là gì? SSL có tầm quan trọng như thế nào đối với website? Ngày nay tầm quan trọng của chứng chỉ SSL là không thể phủ nhận, đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông và giao dịch trực tuyến. Có thể kể đến các lợi ích của SSL như:
Bảo mật dữ liệu
SSL mã hóa thông tin nhạy cảm, đảm bảo rằng thông tin truyền giữa trình duyệt của người dùng và máy chủ được mã hóa. Khi sử dụng SSL Certificate tất cả mọi người sẽ không đọc được thông tin, ngoại trừ máy chủ mà thông tin đang được gửi đến. Điều này giúp ngăn chặn kẻ xâm nhập hoặc hacker có thể đánh cắp hoặc hiểu được dữ liệu nhạy cảm.
SSL cung cấp tính xác thực
Chứng chỉ SSL xác minh danh tính của chủ sở hữu trang web, đảm bảo người dùng rằng họ đang kết nối với trang web chính chủ và không phải là một trang web giả mạo hay lừa đảo. Nhà cung cấp SSL đáng tin cậy chỉ cấp một SSL Certificate đến cho một công ty, với điều kiện công ty đó được xác nhận kiểm tra danh tính.
Giảm nguy cơ tấn công trung gian
SSL giúp ngăn chặn các cuộc tấn công trung gian bằng cách mã hóa thông tin, ngăn không cho kẻ tấn công theo dõi và thay đổi dữ liệu trong quá trình truyền tải. Các trình duyệt web cung cấp cho người dùng những tín hiệu để biết rằng kết nối của mình đang được đảm bảo. HTTPS giúp chống lại những cuộc tấn công lừa đảo, mang đến sự tin cậy cho người truy cập.
Cải thiện SEO
Các công cụ tìm kiếm như Google sẽ đánh giá tích cực các trang web sử dụng SSL, điều này gây ảnh hưởng đến thứ hạng trang web trên các kết quả tìm kiếm. Khi hiển thị kết quả cho người tìm kiếm, các trang web có SSL sẽ được ưu tiên hơn trang web cùng loại nhưng không có SSL. Các trang web cài đặt chứng chỉ SSL có thể cải thiện vị trí của trang web trong kết quả tìm kiếm.
Đáng tin cậy trong giao dịch trực tuyến
Khi mua sắm trực tuyến hoặc thực hiện các giao dịch tài chính, người dùng sẽ thấy an tâm hơn khi thấy biểu tượng ổ khóa và "https://" trong địa chỉ trang web. SSL được yêu cầu cho PCI Compliance. Để chấp nhận thông tin thẻ tín dụng trên website người dùng phải chứng minh rằng mình đang tuân thủ các tiêu chuẩn thanh toán bằng thẻ - Payment Card Industry, PCI.
Phù hợp với các yêu cầu bảo mật và pháp lý
Đối với nhiều ngành công nghiệp, chẳng hạn như thương mại điện tử và ngân hàng, việc tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật và pháp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc sử dụng chứng chỉ SSL giúp các tổ chức tuân thủ các yêu cầu bảo mật cũng như các quy định pháp lý, từ đó bảo vệ khách hàng của họ.
3. Phân loại chứng chỉ SSL
Chứng chỉ SSL là gì? Có bao nhiêu loại chứng chỉ SSL? SSL được phân thành nhiều loại dựa trên mức độ xác thực và phạm vi bảo vệ. Dưới đây là những phân loại chính của chứng chỉ SSL:
Chứng chỉ SSL chứng thực tên miền (Domain Validation - DV)
DV thích hợp cho các trang web cá nhân, blog, hay các trang web không yêu cầu độ tin cậy cao. SSL DV chỉ yêu cầu xác minh quyền sở hữu tên miền, thời gian đăng ký và xác minh rất nhanh.
Chứng chỉ SSL chứng thực tổ chức (Organization Validation - OV)
OV chứng minh không chỉ quyền sở hữu tên miền mà còn xác thực danh tính tổ chức sở hữu trang web. Quá trình xác thực thường yêu cầu sự tham gia tích cực của tổ chức và thường tốn nhiều thời gian hơn so với DV. Chứng chỉ OV thường được sử dụng cho các trang web doanh nghiệp, các trang web thương mại điện tử và các trang web yêu cầu mức độ tin cậy trung bình.
Chứng chỉ SSL chứng thực mở rộng (Extended Validation - EV)
EV cung cấp mức độ xác thực cao nhất. Quá trình xác thực cho chứng chỉ EV cực kỳ nghiêm ngặt bao gồm việc kiểm tra thông tin pháp lý và kinh doanh của tổ chức. Khi sử dụng chứng chỉ EV, trình duyệt hiển thị thanh địa chỉ màu xanh. Chứng chỉ EV thích hợp cho các trang web giao dịch tài chính, trang web ngân hàng và các trang web yêu cầu mức độ tin cậy cao nhất.
4. Lời kết:
SunCloud vừa giải đáp thắc mắc chứng chỉ SSL là gì đến các bạn thông qua nội dung bài viết trên đây. Hy vọng bài viết đã mang đến các thông tin hữu ích đến các bạn.