Tìm hiểu về thư mục cây và đường dẫn trong hệ điều hành Linux

Cấu trúc thư mục cây và cách sử dụng các câu lệnh tree trong hệ điều hành Linux như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài sau đây nhé!

Trong các hệ điều hành phổ biến hiện nay, Linux có thể được coi là hệ điều hành mã nguồn mở được sử dụng phổ biến nhất. Cùng mình tìm hiểu về Linux trong seri Linux tutorial nhé. Chúng ta sẽ bắt đầu với những kiến thức cơ bản trong Linux, đó là kiến thức về thư mục cây và đường dẫn trong bài viết dưới đây.

thư mục cây và đường dẫn trong Linux

1. Cơ Bản về Hệ Điều Hành Linux

Đầu tiên phải nhắc đến Linux là hệ điều hành mã nguồn mở được ưa chuộng và nổi bật với 2 hệ điều hành Ubuntu và CentOS, được người Việt Nam mình sử dụng phổ biến. Bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây.

Kiến trúc cơ bản của hệ điều hành Linux:

  • Kernel và hệ thống quản lý tiến trình
  • Giao diện người dùng: Dòng lệnh và đồ họa
  • Các thành phần quan trọng: Shell, System Libraries, Utilities

Để triển khai các kiến trúc cơ bản này thì Linux đã tổ chức thành các thư mục để quản lý và việc sắp xếp cấu trúc các thư mục này gọi là thư mục cây.

Các bạn hãy lưu ý rằng seri bài viết này sẽ lấy hệ điều hành CentOS để thực hành nhé.

2. Khám Phá Cấu Trúc Thư Mục Cây

Hình ành thư mục cây trong linux
Hình ảnh thư mục trong Windows
  • Nhìn vào 2 hình trên ta có thể thấy sự tương quan giữa Linux và Windows.
  • linux sử dụng 15 file system để quản lý hệ thống của mình còn windows sử dụng 7 file system để quản lý hệ thống của mình.
  • các file system chứa thông tin các file mà nó quản lý và hệ điều hành được hiểu như là quản lý các file đó khi cần dùng cái gì nó sẽ chọc vào file system để sử dụng.

2.1 /Root

  • Root là nơi bắt đầu của tất cả các thư mục chỉ có quyền root mới có thể sửa file ở đây.
  • Có thể nói đây là thư mục cha của tất cả các thư mục hệ thống trong linux.

2.2 /bin - user binary

Hình ảnh các file trong thư mục /bin
  • Đây là thư mục chứa chương trình của người dùng.
  • Thư mục này chứa các chương trình được thực thi ,các chương trình dùng chung cho tất cả các user trong linux được chứa ở đây.
  • Hiểu nôm na rằng thư mục này chứa các lệnh thao tác với các user.

2.3 /sbin

Hình ảnh các file trong thư mục /sbin
  • Đây là file chương trình hệ thống.
  • Chứa những chương trình dành cho việc bảo trì hệ hệ thống như reboot, fdisk.
  • Hiểu nôm na rằng tất cả các lệnh liên quan đến việc thao tác với hệ thống được chứa ở đây.

2.4 /etc

Hình ảnh các file trong thư mục /etc
  • đây là thư mục chứa các file cấu hình hệ thống, Các dịch vụ tải về thì các file cấu hình của nó được chứa trong này.
  • Để sửa cấu hình của bất kỳ ứng dụng hay dịch vụ nào đều nằm ở đây.
  • Ví dụ: /etc/resolv.conf, /etc/logrolate.conf.

2.5 /dev

Hình ảnh các file trong thư mục /dev
  • Đây là thư mục chứa thông tin liên quan đến thiết bị trong hệ thống.
  • Ví dụ như :các phân vùng ổ cứng ,các thiết bị ngoại vi tất cả các thiết bị cắm ngoài vào máy.

2.6 /tmp

  • Đây là thư mục chứa các thông tin của file tạm thời của người dùng và hệ thống.
  • các file này sẽ bị xóa đi khi khởi động lại máy.

2.7 /proc

  • Đây là file chứa thông tin về các tiến trình đang chạy.
  • Ngoài ra nó còn là nơi lưu các thông tin mà tài nguyên đang sử dụng.

2.8 /var

  • Đây là file chứa tất cả các biến của chương trình.

2.9 /usr

  • user programs : là nơi chưa các chương trình của người dùng.
  • Ta có thể coi nó là các folder thu nhỏ của hệ thống vậy.

2.10 /home

  • Là thư mục người dùng
  • Thư mục này chứa tất cả các file cá nhân của từng người dùng.
  • Mỗi khi ta tạo bất kỳ user nào thì thư mục home của user đó sẽ được tạo ra ở đây.

2.11 /boot

  • Là nơi chứa tất cả các file yêu cầu trong quá trình khởi động.
  • Khi ta bắt đầu khởi động lại máy hay bật máy lên thì tất cả các file trong này sẽ được chạy.

2.12 /lib

  • Là thư viện của hệ thống.
  • Chứa cá thư viện hỗ trợ cho các file thực thi trong /bin và /sbin.

2.13 /mnt

  • Đây là thư mục tạm để mount các file hệ thống.
  • Chỉ khi mount dung lượng trong các disk mới có thể được sử dụng.
  • Ta hiểu mount gần giống như phân vùng trong windows vậy.

2.14 /opt

  • Tên thư mục này nghĩa là optional (tùy chọn).
  • nó chứa các ứng dụng thêm vào từ các nhà cung cấp độc lập khác.
  • Các ứng dụng này có thể được cài ở /opt hoặc một thư mục con của /opt.

2.15 /srv

  • system services's data :Chứa dữ liệu liên quan đến các dịch vụ máy chủ như /srv/svs.
  • Thư mục /srv được sử dụng để chứa dữ liệu cụ thể cho các dịch vụ hệ thống, đặc biệt là những dịch vụ mà không phải là dịch vụ hệ thống cơ bản.

3. Cách sử dụng câu lệnh tree

Để có thể hiểu hơn về thư mục cây thì câu lệnh tree là một câu lệnh cực kỳ quan trọng.

Câu lệnh tree sẽ cho ta hình ảnh tổng quan nhất về việc tổ chức các file.

Lệnh tree sẽ không có sẵn trên máy và muốn sử dụng thì phải tiến hành cài đặt.

yum install -y tree

Cấu trúc sử dụng lệnh tree.

tree [option] PATH

Các option có trong tree.

  • -d : chỉ hiển thị thư mục
Hình ảnh thực tế khi sử dụng lệnh tree -d
  • -L : chỉ hiển thị cấu trúc theo mức độ cụ thể
Hình ảnh thực tế khi sử dụng lệnh tree -L 1
  • -s : hiển thị thêm kích thước tập tin và thư mục
Hình ảnh thực tế khi sử dụng lệnh tree -s -L 1

4. Làm Quen với Đường Dẫn Thư Mục

Trong Linux, đường dẫn là cách chỉ đến một thư mục hoặc tệp tin trên hệ thống tệp tin. Có hai loại đường dẫn chính: tuyệt đối và tương đối.

4.1 Đường dẫn tuyệt đối

Đường dẫn tuyệt đối là một đường dẫn mà bạn chỉ định từ thư mục root (/) đến một thư mục hoặc tệp tin cụ thể.

ví dụ: "/etc/fstab "

4.2 Đường dẫn tương đối

Đường dẫn tương đối là một đường dẫn được xác định dựa trên vị trí hiện tại của bạn trong hệ thống tệp tin.

Ví dụ: bạn đang ở thư mục "/home/" và có 1 file "test1" và nếu bạn muốn mở file bằng đường dẫn tương đối thì bạn chỉ cần thực hiện lệnh "cat test1".

5. Kết Luận

Có thể nói thư mục cây trong Linux rất quan trọng mà các bạn cần phải nắm rõ. Mỗi khi bạn muốn thao tác bất cứ điều gì với các file hệ thống bạn có thể đối chiếu với thư mục cây để biết mình đang làm gì. Thư mục cây chính là thư mục điều hướng mọi hoạt động của hệ thống nên bất kỳ thao tác xóa hay sửa bạn đều phải cân nhắc thật kỹ và chỉ thực sự làm khi bạn đã hiểu về nó.

>>> Xem thêm: CentOS vs Ubuntu - Bạn nên lựa chọn hệ điều hành nào

Tác giả:
author avatar
Mình là Huy, hiện mình đang là kỹ sư hệ thống tại SunCloud. Mình có nhiều năm kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn về mạng, hệ thống, điện toán mây và an ninh bảo mật. Mình đã triển khai và vận hành rất nhiều dự án thực tế cho doanh nghiệp, cơ quan. Mình đã đạt được một số chứng chỉ quốc tế như CCNP, LPI, VCP, đồng thời mình vẫn đang tiếp tục học tập để trau dồi kiến thức mỗi ngày. Mình rất yêu thích công nghệ, đam mê chia sẻ những kiến thức, thông tin hữu ích cho mọi người.

Tin tức nổi bật
Tin tức khác