Thao Tác Thêm, Sửa, Xóa, Copy, Đổi Tên File và Folder Trong Linux
Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết các thao tác thêm, sửa, xóa, copy và đổi tên file, folder trong hệ điều hành Linux. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!
Trong hệ điều hành Linux, thao tác với file là một phần quan trọng của việc quản lý hệ thống. Việc hiểu và thành thạo các câu lệnh giúp người dùng linh hoạt trong việc tạo, chỉnh sửa và quản lý file trên nền tảng mã nguồn mở này. Hãy cùng khám phá sâu hơn về các thao tác này để tận dụng đầy đủ sức mạnh của hệ điều hành Linux.
Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về thư mục cây và đường dẫn trong hệ điều hành Linux, bạn có thể xem lại tại đây. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về các thao tác đối với File và Folder bên trong Linux.
1. Thao tác đối với Folder và File trong Linux
1.1 Đối với Folder
Để tạo một folder mới thì ta sử dụng lệnh mkdir. Nếu ta không chỉ ra đường dẫn thì mặc định folder mới sẽ được tạo ra ngay tại vị trí bạn đang đứng.
mkdir [option] tên_thư_mục |
Một vài option hay dùng:
- Tạo nhiều thư mục cùng 1 lúc
mkdir thumuc1 thumuc2 thumuc3 |
- Tạo thư mục con và thư mục cha cùng lúc
mkdir -p thư-mục-cha/thư-mục-con |
- Đặt quyền cho thư mục mới vừa tạo
mkdir -m 755 thumuc |
1.2 Đối với File
Để tạo một file mới thì ta dùng lệnh “touch”. Nếu ta không chỉ ra đường dẫn thì mặc định file mới sẽ được tạo ra ngay tại vị trí bạn đang đứng.
touch [option] tên_tập_tin |
Một vài option hay dùng:
- Tạo nhiều tệp tin cùng một lúc
touch file1 file2 file3 |
- Đặt ngày và thời gian sửa đổi cụ thể
touch -t YYYYMMDDHHMM tên_tệp_tin |
Ví dụ:
touch -t 202301231200 file.txt |
- Tạo tệp tin nếu chưa tồn tại, không thay đổi nếu đã tồn tại
touch -c tên_tập_tin |
- Đặt quyền truy cập (Permissions) cho tệp tin mới
touch -m 755 tên_tập_tin |
- Tạo các thư mục con nếu chưa tồn tại
touch -p thư-mục-con/tên-file |
2. Thao Tác Xóa
Trong Linux ta có thể sử dụng lệnh rm để có thể xóa được cả file và thư mục.
rm [option] tên-file |
Một vài option hay dùng
- Xóa thư mục và file kèm theo xóa cả nội dung bên trong
rm -r tên_thư_mục |
- Bỏ qua các thông điệp xác nhận
rm -f tên_tệp_tin |
- Yêu cầu xác nhận từ người dùng trước khi xóa
rm -i tên_tệp_tin |
- Hiển thị chi tiết quá trình xóa
rm -v tên_tệp_tin |
3. Thao Tác Copy
Lệnh cp trong Linux được sử dụng để sao chép tệp tin hoặc thư mục từ một vị trí đến vị trí khác.
cp [option] nguồn đích |
Một vài option hay dùng:
- Sao chép tất cả thông tin, bao gồm quyền, thời gian và thuộc tính của tệp tin hoặc thư mục.
cp -a tên_thư_mục nguồn đích |
- Sao chép thư mục và tất cả các nội dung bên trong.
cp -r thumuc nguon dich |
- Yêu cầu xác nhận từ người dùng nếu có tệp tin có cùng tên đã tồn tại.
cp -i tên_tệp_tin nguồn đích |
- Chỉ sao chép nếu tệp nguồn có thay đổi hoặc không tồn tại trong thư mục đích.
cp -u tên_tệp_tin nguồn đích |
- Hiển thị chi tiết về quá trình sao chép.
cp -v tên_tệp_tin nguồn đích |
4. Thao Tác Đổi Tên và Di Chuyển
Ta có thể sử dụng lệnh mv để đổi tên hay chi chuyển các file hoặc thư mục.
mv [option] nguồn đích |
Di chuyển file hoặc thư mục
mv thumuc nguồn đích |
Đổi tên file hoặc thư mục
mv tên_cũ tên_mới |
Một vài option hay được sử dụng:
- Yêu cầu xác nhận từ người dùng nếu có tệp tin hoặc thư mục có cùng tên trong thư mục đích.
mv -i nguồn đích |
- Chỉ di chuyển nếu tệp tin nguồn có thay đổi hoặc không tồn tại trong thư mục đích.
mv -u nguồn đích |
- Hiển thị chi tiết về quá trình di chuyển hoặc đổi tên.
mv -v tên_cũ tên_mới |
5. Thao tác sửa file trong Linux
Linux là tập hợp hệ thống các file được triển khai dưới dạng sơ đồ cây nên khi ta muốn sửa đổi hay cấu hình gì đó trong linux thì việc chúng ta cần làm là sửa đổi file theo mục đích sử dụng của chúng ta.
Để sử dụng vi thì ta thực hiện lệnh sau:
vi [đường dẫn của file] |
Ví dụ:
vi /etc/ssh/sshd_config |
Ở trong vi có 2 chế độ là “chỉnh sửa” hoặc “lệnh”. Khi bạn vừa vừa mới vào “Vi” thì bạn đang ở chế độ lệnh bạn có thể thực hiện rất nhiều lệnh ở chế độ này. khi bạn nhấn “i” thì bạn đã vào chế độ chèn (insert) và để chuyển về chế độ lệnh bạn hãy gõ phím “esc”.
Các lệnh trong “vi”
- :w lưu và tiếp tục chỉnh sửa
- :q! thoát mà không lưu
- :wq hoặc :x thoát và lưu
- yy sao chép dòng mà con trỏ đang đứng
- p dán dòng đã sao chép ở trên vào vị trí con trỏ
- o Mỏ 1 dòng mới dưới dòng hiện tại
- 0 Mở 1 dòng mới trên dòng hiện tại
- a Chỉnh sửa văn bản mà bắt đầu sau vị trí con trỏ
- dd xóa dòng ở vị trí con trỏ hiện tại
- :set nu đánh số tất cả các dòng
- Xdd xóa dòng thứ X
- Yyy sao chép dòng thứ Y
- :x trỏ đến dòng thứ x
- h di chuyển sang trái 1 ký tự
- l di chuyển sang phải 1 ký tự
- j di chuyển xuống dòng dưới
- k di chuyển lên dòng trên
- $ đi đến cuối dòng hiện tại
- gg đi đến dòng đầu tiên
- shift +g đi đến dòng cuối
6. Bài tập thực hành
Bước 1: Tạo Thư Mục
- Tạo một thư mục có tên là "LinuxPractice" trên máy của bạn.
cd ~ mkdir LinuxPractice |
Bước 2: Thêm và Sửa File
- Trong thư mục "LinuxPractice", tạo một file văn bản có tên là "myfile.txt" và mở nó để chỉnh sửa nội dung. Ghi vào file một số thông điệp tùy chọn.
touch LinuxPractice/myfile.txt vi LinuxPractice/myfile.txt |
- Thêm vào nội dung bất kỳ.
Bước 3: Sao Chép và Đổi Tên
- Tạo một bản sao của "myfile.txt" và đặt tên mới là "backup.txt" trong cùng thư mục.
cp LinuxPractice/myfile.txt LinuxPractice/backup.txt |
- Đổi tên "backup.txt" thành "backup_version1.txt".
mv LinuxPractice/backup.txt LinuxPractice/backup-version1.txt |
Bước 4: Xóa File
- Xóa file "myfile.txt" khỏi thư mục.
rm -rf LinuxPractice/myfile.txt |
Kết Luận
Đến đây là kết thúc quá trình tìm hiểu các thao tác làm việc với file trong Linux rồi. Việc nắm bắt và nhớ các lệnh này là bước đầu tiên giúp bạn nắm vững các kiến thức về Linux. Khi đã có thể nắm vững được các lệnh trên thì sẽ giúp các bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian làm việc.