DDoS Attack là gì? Cách ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS

DDoS Attack là gì? DDoS (Distributed Denial of Service) được hiểu là cuộc tấn công từ chối dịch vụ. Tìm hiểu cách ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS.

DDoS Attack là gì? DDoS Attack là một loại cuộc tấn công mạng nhằm làm cho một dịch vụ trở nên không khả dụng bằng cách quá tải hệ thống đó bằng lượng truy cập lớn từ nhiều nguồn khác nhau. DDos Attack là việc tạo ra sự truy cập của người dùng vào các trang web có lượng truy cập cao một cách không chủ động. Thiết bị của người dùng bị lợi dụng cài đặt virus, vô tình tấn công vào một website nào đó. Những cuộc tấn công DDoS khiến cho máy tính mục tiêu không thể xử lý kịp các tác vụ và dẫn đến quá tải. 

Ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS

1. DDoS Attack là gì?

DDoS là gì? Cuộc tấn công DDoS (Distributed Denial of Service) là hình thức tấn công trên mạng. Trong đó các hacker sẽ gửi lượng lớn yêu cầu không hợp lệ hoặc gây tắc nghẽn trên các tài nguyên mạng. Điều này khiến một dịch vụ hoặc trang web không hoạt động hoặc không thể sử dụng được.

DDoS Attack là gì - Cuộc tấn công DDoS

DDoS Attack là gì? DDoS Attack là việc tạo ra sự truy cập của người dùng vào các trang web có lượng truy cập cao một cách không chủ động. Thiết bị của người dùng bị lợi dụng cài đặt virus, vô tình tấn công vào một website nào đó. Nếu chỉ có một người dùng nhiễm virus tấn công website sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên nếu hàng nghìn người tấn công cùng một lúc sẽ gây tổn thất nặng nề cho trang web. 

Tấn công DDoS được thực hiện từ nhiều nguồn khác nhau, sử dụng các máy tính hoặc thiết bị kết nối vào Internet đã bị nhiễm virus hoặc lợi dụng các lỗ hổng bảo mật. Mục tiêu của tấn công DDoS là các trang web, dịch vụ trực tuyến, máy chủ game, hệ thống mạng hoặc bất kỳ tài nguyên nào khác. Mục đích của cuộc tấn công DDoS rất đa dạng, bao gồm trục lợi tài chính, phá hoại đối với doanh nghiệp hay tổ chức bị tấn công.

2. Các hình thức tấn công từ chối dịch vụ DDoS phổ biến

Các hình thức tấn công từ chối dịch vụ DDoS phổ biến:

  • Tấn công UDP Flood: Hacker gửi hàng loạt gói tin UDP không hợp lệ đến máy chủ hoặc mạng mục tiêu, dẫn đến quá tải hệ thống và làm cho dịch vụ không khả dụng.
  • Tấn công SYN Flood: Hacker tạo hàng loạt yêu cầu kết nối TCP bằng cách gửi các gói tin SYN không hợp lệ tới máy chủ mục tiêu. 
  • Tấn công HTTP Flood: Hacker gửi hàng loạt yêu cầu HTTP không hợp lệ hoặc lớn đến mục tiêu gây tắc nghẽn các tài nguyên máy chủ, khiến trang web không thể truy cập hoặc chậm trễ.
  • Tấn công DNS Amplification: Hacker sử dụng các máy chủ DNS mở để gửi yêu cầu DNS có kích thước lớn đến các máy chủ mục tiêu, tạo ra lưu lượng mạng lớn và gây quá tải cho hệ thống.
  • Tấn công NTP Amplification: Hacker lợi dụng giao thức NTP gửi yêu cầu với địa chỉ nguồn giả mạo đến các máy chủ NTP, tạo ra lưu lượng phản hồi lớn đổ về máy chủ mục tiêu, gây quá tải.
  • Tấn công DNS Flood: Hacker gửi hàng loạt yêu cầu DNS đến máy chủ DNS của mục tiêu, dẫn đến quá tải, dịch vụ DNS không hoạt động.
  • Tấn công ICMP Flood: Hacker gửi hàng loạt gói tin ICMP Echo Request đến máy chủ mục tiêu, gây tắc nghẽn hệ thống và làm cho nó không thể truy cập.
DDoS Attack là gì - Các hình thức tấn công DDoS phổ biến

3. Cách ngăn chặn các hình thức tấn công DDoS

Ngăn chặn các hình thức tấn công DDoS là một thách thức khó khăn, nhưng có một số biện pháp và giải pháp bảo mật mạng có thể giúp giảm thiểu tác động của tấn công. Dưới đây là một số cách để ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS:

DDoS Attack là gì - Cách ngăn chặn các hình thức tấn công DDoS

Sử dụng dịch vụ chống DDoS

Để bảo vệ hạ tầng mạng khỏi tấn công DDoS, bạn có thể sử dụng các dịch vụ chống DDoS được cung cấp bởi các nhà cung cấp bảo mật hoặc các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Các dịch vụ này có khả năng phát hiện và xử lý các cuộc tấn công DDoS, giúp ngăn chặn lưu lượng không hợp lệ trước khi nó ảnh hưởng đến hệ thống.

Tối ưu hóa cấu hình hệ thống

Tối ưu hóa cấu hình hệ thống và mạng của bạn có thể giúp giảm thiểu tác động của tấn công DDoS. Bằng cách tăng cường hiệu suất và khả năng chịu tải của hệ thống, bạn có thể làm cho nó khó khăn hơn cho kẻ tấn công để làm quá tải các tài nguyên.

Sử dụng tường lửa và bộ lọc

Triển khai tường lửa mạng và bộ lọc giúp chặn các gói tin đáng ngờ hoặc lưu lượng không hợp lệ từ việc tiếp cận hệ thống. Bằng cách đưa ra các quy tắc và chính sách lọc cho phù hợp, bạn có thể giữ cho lưu lượng đến hệ thống của mình trong phạm vi an toàn.

Sử dụng dịch vụ hosting cao cấp

Việc sử dụng các nguồn hosting cao cấp là biện pháp ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS. Khi có các cuộc tấn công DDoS, nhà cung cấp hosting sẽ cung cấp các server lưu trữ, cấu hình hoạt động mạnh hơn, độ bảo mật cao hơn, từ đó ngăn chặn virus hiệu quả. 

DDoS Attack là gì - Sử dụng dịch vụ hosting cao cấp ngăn chặn tấn công DDoS

Phát hiện và phản ứng nhanh chóng

Có các giải pháp phát hiện tấn công DDoS và phản ứng tự động có thể giúp bạn nhanh chóng xử lý cuộc tấn công và hạn chế hậu quả. Các công cụ theo dõi lưu lượng mạng và phân tích hành vi kỳ lạ có thể giúp bạn nhận ra một cuộc tấn công DDoS sớm và đưa ra các biện pháp phản ứng.

Hợp tác với nhà cung cấp Internet (ISP)

Nếu bạn là một tổ chức lớn hoặc doanh nghiệp việc hợp tác với ISP có thể giúp giảm thiểu tác động của tấn công DDoS. ISP cung cấp các giải pháp bảo vệ tấn công DDoS và hỗ trợ chuyển hướng lưu lượng đến các bộ lọc để loại bỏ lưu lượng độc hại.

4. Lời kết:

SunCloud vừa giải đáp thắc mắc DDoS Attack là gì? đến các bạn. Hiện nay chưa có cách ngăn chặn tấn công DDoS hoàn toàn. Việc triển khai các biện pháp bảo mật và sử dụng các dịch vụ chống DDoS sẽ giúp giảm thiểu khả năng bị tấn công và giữ cho hệ thống của bạn hoạt động tốt trong tình huống khẩn cấp. SunCloud đang cung cấp hosting cao cấp giúp ngăn chặn tối ưu các cuộc tấn công DDoS cho website của bạn.

Tác giả:
author avatar
Mình là Huy, hiện mình đang là kỹ sư hệ thống tại SunCloud. Mình có nhiều năm kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn về mạng, hệ thống, điện toán mây và an ninh bảo mật. Mình đã triển khai và vận hành rất nhiều dự án thực tế cho doanh nghiệp, cơ quan. Mình đã đạt được một số chứng chỉ quốc tế như CCNP, LPI, VCP, đồng thời mình vẫn đang tiếp tục học tập để trau dồi kiến thức mỗi ngày. Mình rất yêu thích công nghệ, đam mê chia sẻ những kiến thức, thông tin hữu ích cho mọi người.

Tin tức nổi bật
Tin tức khác