SAN Storage - Mô hình kết nối và các bước thực hiện cấu hình
Mô hình kết nối hệ thống SAN Storage như thế nào? Cũng như các bước thực hiện cấu hình SAN Storage ra sao? Tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé.
Hệ thống SAN Storage là một mạng lưới lưu trữ dữ liệu tốc độ cao, cung cấp kết nối giữa các máy chủ và thiết bị lưu trữ dữ liệu. SAN Storage thường được sử dụng trong các trung tâm dữ liệu, các doanh nghiệp lớn hoặc các môi trường ảo hóa. Cùng tìm hiểu chi tiết mô hình kết nối cũng như cách cấu hình SAN Storage trong bài viết dưới đây.
1. Tổng quan về hệ thống SAN Storage
Hệ thống SAN (Storage Area Network) là một hệ thống lưu trữ dữ liệu được thiết kế để cung cấp khả năng lưu trữ và quản lý dữ liệu hiệu quả cho doanh nghiệp. Hệ thống này bao gồm các thành phần chính như các thiết bị lưu trữ, switch mạng và các phần mềm quản lý lưu trữ.
Mục tiêu chính của hệ thống SAN là tạo ra một môi trường lưu trữ dữ liệu hiệu quả, an toàn và có khả năng mở rộng. Nhờ vào cấu trúc phân tán của nó, SAN cho phép các máy chủ trong mạng truy cập dữ liệu từ các thiết bị lưu trữ mà không cần thông qua tài nguyên cục bộ. Điều này giúp tối ưu hóa hiệu suất và quản lý dữ liệu một cách linh hoạt.
>>> Xem thêm: SAN là gì? Điều cần biết khi xây dựng hệ thống Storage Area Network
2. Mô hình hệ thống SAN trong thực tế như thế nào?
SAN được sử dụng ở nhiều môi trường khác nhau, từ trung tâm dữ liệu đến mạng lưu trữ ảo và các môi trường yêu cầu hiệu suất, quản lý tài nguyên lưu trữ cao. Dưới đây là mô hình kết nối một hệ thống SAN Storage cơ bản như sau:
3. Các bước thực hiện cấu hình trên SAN IBM Storwize
Bước 1: Đăng nhập
Đầu tiên bạn cần thực hiện đăng nhập vào hệ thống SAN.
Bước 2: Khởi tạo Pool trên hệ thống SAN.
Đây là bước thực hiện để quản trị viên nhóm các ổ cứng và đặt các hình RAID cho các nhóm ổ cứng. Thường thì hệ thống lưu trữ Storage sẽ đi kèm với các ổ cứng chuyên dụng kèm theo SAN, các ổ cứng thông thường thì sẽ không sử dụng được cho hệ thống SAN.
- Thực hiện vào phần cài đặt Pool.
- Thực hiện tạo pool.
Tên được gắn cho Pool.
Sau khi tạo pool, ta thực hiện nhóm ổ cứng vật lý cung cấp pool lưu trữ mà từ đó các Volumes được tạo ra. Bạn phải đảm bảo rằng các MDisk tạo nên mỗi tầng của vùng lưu trữ có cùng đặc điểm về hiệu suất và độ tin cậy.
Nhóm các MDisk có hiệu suất ngang nhau trong một tầng duy nhất của nhóm.
Chọn loại RAID, định cấu hình tất cả array. Trong thiết bị có các kiểu cấu hình sau:
- Distributed RAID-5: sử dụng RAID 5 cho phép 1 ổ gặp sự cố, Spares - là số lượng ổ cứng dùng để dự phòng khi ổ trong RAID gặp sự cố.
- Distributed RAID-6: sử dụng RAID 6 cho phép 2 ổ gặp sự cố, Spares - là số lượng ổ cứng dùng để dự phòng khi ổ trong RAID gặp sự cố.
- RAID-1: Các dữ liệu được sao chép trên hai hoặc nhiều ổ đĩa cứng khác nhau.
- RAID-5: Dữ liệu được phân tán trên các ổ đĩa cứng khác nhau cho phép hỏng 1 ổ. Không có ổ cứng thay thế.
- RAID-6: Dữ liệu được phân tán trên các ổ đĩa cứng khác nhau cho phép hỏng 2 ổ. Không có ổ cứng thay thế.
- RAID-10: Kết hợp giữa RAID 0 và RAID 1. Dữ liệu được chia thành các khối nhỏ và lưu trữ trên hai hoặc nhiều ổ đĩa cứng khác nhau, sau đó các khối dữ liệu được sao chép lên một tập hợp các ổ đĩa cứng khác.
Lưu ý: Không sử dụng đĩa đơn. Đĩa đơn không cung cấp khả năng dự phòng. Lỗi của một đĩa đơn sẽ dẫn đến mất toàn bộ dữ liệu của nhóm lưu trữ mà nó được chỉ định.
Nhóm các MDisk sử dụng cùng loại đĩa vật lý cơ bản trong một tầng duy nhất của nhóm. Nhóm các array tương tự vào một tầng duy nhất.
Tạo Volume để cấp cho VMware.
Kích thước ổ đĩa tối thiểu mà bạn có thể chỉ định là 512mb. Chỉ định đơn vị kích thước sau giá trị không có khoảng trắng. Đơn vị có thể là B, KB, MB, GB, TB hoặc PB; mặc định là B(Byte). Nếu đơn vị của B được chỉ định, kích thước sẽ được làm tròn lên bội số của 512.
Thực hiện điền vào các ô thông tin sau:
Ghi chú:
- Thực hiện chọn Pool mà chúng tôi vừa tạo ở bước trên.
- Chọn đúng tên Pool đã tạo.
Cấu hình chi tiết cho Volume
Ghi chú:
- Bạn số lượng Volume mà bạn muốn tạo.
- Dung lượng mà bạn muốn tạo cho mỗi volume.
- Đặt tên cho Volume.
- Thực hiện Click vào Create and Map, để tạo Volume và Map và Host chỉ định.
Kết quả sau khi thực hiện tạo thành công:
Tiếp theo thực hiện gắp vào các host.
Kết quả sau khi gắn thành công Volume và Host.
Có thể kiểm tra lại kết quả đã gắn như sau:
Kết quả ta nhìn thấy là các host đang được gắn với volume.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn về cách cấu hình tạo ra Pool và Volume trên hệ thống SAN Storage. Nếu bạn cần tư vấn thêm các vấn đề về hệ thống SAN, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 083.979.3434 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất nhé.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về các dòng thiết bị SAN Storage, bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.