Trang chủTin tứcCấu hình chia sẻ tài nguyên SAN Storage với VMware vSphere
Cấu hình chia sẻ tài nguyên SAN Storage với VMware vSphere

Tại sao VMware vSphere hay được sử dụng với SAN Storage? Cách cấu hình và thường được sử dụng cho trường hợp nào? Câu trả lời có trong bài viết ngay sau đây

VMware vSphere là một nền tảng ảo hóa hàng đầu được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghệ thông tin. Khi kết hợp với SAN nó mang lại nhiều lợi ích đặc biệt cho các doanh nghiệp và tổ chức. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về việc sử dụng VMware vSphere với SAN Storage, những trường hợp phổ biến khi sử dụng kết hợp này, cũng như cách cấu hình giúp chia sẻ tài nguyên SAN Storage với VMware.

Cấu hình chia sẻ tài nguyên SAN Storage với VMware vSphere
Cấu hình chia sẻ tài nguyên SAN Storage với VMware vSphere

1. Tại sao VMware vSphere hay được sử dụng với SAN?

Việc kết hợp VMware vSphere với SAN cung cấp các tính năng quản lý tập trung, khả năng mở rộng, tính linh hoạt và độ tin cậy cao, giúp tối ưu hoá việc quản lý và khai thác lưu trữ trong môi trường ảo hóa. Cụ thể như:

  • Quản lý tập trung: Quản lý và cấu hình các tài nguyên lưu trữ (như ổ đĩa, máy chủ và hồ sơ) từ một vị trí duy nhất. 
  • Khả năng mở rộng: Dễ dàng thêm các tài nguyên lưu trữ mới và mở rộng không gian lưu trữ cho các máy ảo mà không làm gián đoạn hoạt động của hệ thống.
  • Tính linh hoạt cao: Bạn có thể di chuyển máy ảo và tài nguyên lưu trữ giữa các máy chủ vật lý và thậm chí giữa các trung tâm dữ liệu mà không làm gián đoạn hoạt động của ứng dụng. 
  • Hiệu suất và độ tin cậy: Cung cấp các tính năng như bộ nhớ đệm, tối ưu hoá lưu trữ và bảo mật dữ liệu để tăng hiệu suất và đảm bảo tính sẵn sàng cao cho các ứng dụng và máy ảo. SAN cũng hỗ trợ cơ chế bảo vệ như RAID, giúp bảo vệ dữ liệu trong trường hợp một ổ đĩa gặp sự cố.

>>> Xem thêm: SAN là gì? Điều cần biết khi xây dựng hệ thống Storage Area Network

VMware vSphere kết hợp với SAN
VMware vSphere kết hợp với SAN

2. Khi nào chúng ta nên chia sẻ tài nguyên SAN Storage với VMware vSphere

VMware vSphere thường được sử dụng với SAN trong các trường hợp sau:

  • Môi trường ảo hóa: Cung cấp việc quản lý tập trung và tận dụng tối đa tài nguyên lưu trữ. Kết hợp này giúp tạo ra một hạ tầng linh hoạt, có khả năng mở rộng, và quản lý hiệu quả các máy ảo.
  • Phân phối tài nguyên: Các tài nguyên lưu trữ có thể được chia sẻ và phân bổ đến các máy ảo một cách linh hoạt. 
  • Tính khả dụng và bảo mật: SAN cung cấp tính khả dụng cao và khả năng sao lưu dữ liệu, điều này rất quan trọng trong môi trường ảo hóa.
  • Dự phòng và khả năng chịu lỗi: Có thể triển khai các giải pháp dự phòng và khả năng chịu lỗi để đảm bảo sự liên tục và ổn định của hệ thống.
  • Quản lý dễ dàng và tự động hóa: Kết hợp VMware vSphere với SAN cho phép quản lý tập trung và tự động hóa nhiều tác vụ. 
VMware vSphere thường được sử dụng với SAN
VMware vSphere thường được sử dụng với SAN

3. Ưu điểm khi sử dụng VMware vSphere với SAN Storage

Khi bạn thực hiện chia sẻ tài nguyên SAN Storage với VMware vSphere sẽ mang lại rất nhiều ưu điểm như:

  • Hiệu suất và khả năng mở rộng: SAN cung cấp tốc độ truy cập dữ liệu cao và hiệu suất ổn định, cho phép máy ảo chạy trên VMware vSphere truy cập nhanh chóng và hiệu quả vào dữ liệu lưu trữ. SAN cũng cho phép mở rộng dung lượng lưu trữ một cách linh hoạt và dễ dàng.
  • Chia sẻ tài nguyên: Sử dụng SAN cho phép chia sẻ tài nguyên lưu trữ giữa các máy ảo trên cùng một hệ thống VMware vSphere. Điều này giúp tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và đơn giản hóa việc quản lý.
  • Tính khả dụng và bảo mật: SAN cung cấp tính khả dụng cao với khả năng chịu lỗi và khả năng sao lưu dữ liệu. Nó cũng hỗ trợ các tính năng bảo mật như mã hóa dữ liệu và quản lý quyền truy cập.
  • Quản lý dễ dàng: Sử dụng SAN với VMware vSphere cho phép quản lý tập trung và tự động hóa nhiều tác vụ. Quản trị viên có thể quản lý và cấu hình tài nguyên lưu trữ từ giao diện quản lý của VMware vSphere.
Ưu điểm khi sử dụng VMware vSphere với SAN
Ưu điểm khi sử dụng VMware vSphere với SAN

4. Nhược điểm khi sử dụng VMware vSphere với SAN Storage

Bên cạnh những ưu điểm thì sử dụng VMware vSphere với SAN Storage cũng có những hạn chế nhất định như:

  • Phức tạp và đắt đỏ: Cấu hình và triển khai SAN có thể phức tạp và đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao. Ngoài ra, việc triển khai SAN cần đầu tư vào các thiết bị lưu trữ chuyên dụng và hạ tầng mạng, điều này có thể tạo ra chi phí cao.
  • Phụ thuộc vào mạng: SAN yêu cầu một hạ tầng mạng ổn định và băng thông cao để đảm bảo hiệu suất và khả năng truy cập dữ liệu tốt. Điều này có nghĩa là phải đảm bảo mạng đáp ứng được yêu cầu và có sự dự phòng đúng mức.
  • Khả năng hỗ trợ: Sử dụng SAN yêu cầu có kiến thức và kỹ năng quản trị mạng và lưu trữ. Điều này có thể đòi hỏi đội ngũ IT có kiến thức và kinh nghiệm để triển khai, quản lý và xử lý sự cố liên quan đến SAN.
  • Độ trễ: Mặc dù SAN cung cấp tốc độ truy cập dữ liệu cao, nhưng việc truy cập dữ liệu thông qua mạng có thể gây ra độ trễ so với việc truy cập dữ liệu trực tiếp trên ổ cứng nội bộ của máy chủ.

5. Cấu hình chia sẻ tài nguyên SAN Storage với VMware

Trong bài viết hướng dẫn cấu hình SAN Storage trước đó, chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn cách làm sao để tạo Pool, Volume và gắn vào các host vật lý. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cấu hình sử dụng tài nguyên của SAN Storage trên VMware.

Bước 1: Thực hiện tìm kiếm các Storage mới

Tìm kiếm các storage mới
Tìm kiếm các storage mới

Tìm kiếm các storage mới sau khi map giữa SAN và server, cũng có thể dùng để tìm kiếm ổ cứng vật lý sau khi cắm ổ cứng mới.

Chọn Ok để bắt đầu quét.

Tìm kiếm tất cả các thiết bị mà mới được gắn vào nó
Tìm kiếm tất cả các thiết bị mà mới được gắn vào nó

Thực hiện thêm một Datastore mới cho vSphere VMware.

Thực hiện tạo mới 1 datastore
Thực hiện tạo mới 1 datastore

Loại dữ liệu và ta thực hiện tạo để cho máy ảo sử dụng là VMFS.

Tạo một VMFS Datastore trên một disk/LUN
Tạo một VMFS Datastore trên một disk/LUN

Chọn thiết bị mà muốn gắn cho Datastore.

Chọn thiết bị của SAN cung cấp
Chọn thiết bị của SAN cung cấp

Ghi chú:

  1. Đặt tên cho Datastore
  2. Đây là host mà SAN gắn vào
  3. Vùng lưu trữ trên SAN
  4. Chọn Next để thực hiện bước tiếp theo

Chọn phiên bản cho VMFS, ta cứ thực hiện chọn bản mới nhất

Chọn phiên bản cho VMFS
Chọn phiên bản cho VMFS

Cấu hình phân vùng.

Ở ví dụ này tôi sử dụng toàn bộ từ shared storage 
Ở ví dụ này tôi sử dụng toàn bộ từ shared storage 

Xem lại các thông số đã cấu hình.

Hiển thị lại toàn bộ thông số cấu hình
Hiển thị lại toàn bộ thông số cấu hình

Kết quả sau khi tạo được datastore.

Phân vùng mới được tạo
Phân vùng mới được tạo

Thực hiện tạo máy ảo trên phân vùng vừa tạo.

Phân vùng này là từ SAN storage, và máy ảo sẽ đọc ghi dữ liệu từ đây
Phân vùng này là từ SAN storage và máy ảo sẽ đọc ghi dữ liệu từ đây

Như vậy máy ảo đã hoạt động, và dữ liệu bây giờ đã được sử dụng trên SAN storage.

Kết quả sau khi tạo máy ảo thành công
Kết quả sau khi tạo máy ảo thành công

Kết luận

Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu được khi nào chúng ta nên thực hiện chia sẻ tài nguyên SAN Storage với VMware vSphere cũng như cách cấu hình để làm điều đó. VMware vSphere kết hợp với SAN thường được sử dụng trong môi trường ảo hóa, nơi cung cấp tính khả dụng cao, khả năng chia sẻ tài nguyên và quản lý tập trung tài nguyên lưu trữ. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi ngay theo hotline 083.979.3434 để được tư vấn sớm nhất nhé.

Tác giả:
author avatar
Mình là Huy, hiện mình đang là kỹ sư hệ thống tại SunCloud. Mình có nhiều năm kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn về mạng, hệ thống, điện toán mây và an ninh bảo mật. Mình đã triển khai và vận hành rất nhiều dự án thực tế cho doanh nghiệp, cơ quan. Mình đã đạt được một số chứng chỉ quốc tế như CCNP, LPI, VCP, đồng thời mình vẫn đang tiếp tục học tập để trau dồi kiến thức mỗi ngày. Mình rất yêu thích công nghệ, đam mê chia sẻ những kiến thức, thông tin hữu ích cho mọi người.

Tin tức nổi bật