Trang chủTin tứcHướng dẫn cấu hình IP tĩnh trên Centos và Ubuntu chi tiết nhất
Hướng dẫn cấu hình IP tĩnh trên Centos và Ubuntu chi tiết nhất

Bài viết sẽ hướng dẫn chi tiết cách thức cấu hình IP tĩnh trên Centos 8 và Ubuntu chi tiết nhất. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Địa chỉ IP (Internet Protocol) là một thành phần quan trọng của mạng máy tính, đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và liên kết các thiết bị trên hệ thống mạng. Cùng tìm hiểu chi tiết cách cài đặt cấu hình IP tĩnh trên Centos và Ubuntu trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt và gỡ bỏ ứng dụng trên hệ điều hành Linux

1. Những lưu ý quan trọng khi cấu hình IP tĩnh

Để thực hiện cấu hình địa chỉ IP đúng cách, bạn cần lưu ý các yếu tố sau đây:

  • Địa chỉ IP phải nằm trong dải mạng mà thiết bị được cấp.
  • Địa chỉ IP phải có số prefix hoặc netmask để xác định rõ dải mạng.
  • Cần cấu hình thêm Default gateway để khi có những gói tin mà máy không xác định được đích đến sẽ mặc định được gửi đi đến địa chỉ IP này.
  • Cần cấu hình thêm DNS để máy có thể phân giải tên miền vì hiện tại các máy liên lạc với Server qua tên miền là một điều cần thiết.
cấu hình IP tĩnh trên Centos và Ubuntu
cấu hình IP tĩnh trên Centos và Ubuntu

2. Hướng dẫn cấu hình IP tĩnh cho CentOS 8

Đối với CentOS ta sẽ có 2 cách cấu hình là bằng lệnh và bằng cách sửa file cấu hình.

Trên bản Centos 8 thì NetworkManager chính là dịch vụ quản lý cấu hình liên quan đến Network. Để xem máy của mình dùng những card mạng nào ta có thể dùng lệnh sau.

[root@localhost ~]# nmcli dev status

DEVICE  TYPE      STATE      CONNECTION

ens160  ethernet  connected  ens160

lo      loopback  unmanaged  --

[root@localhost ~]#

2.1 Cấu hình IP tĩnh cho CentOS 8 bằng cách sửa file cấu hình

Khi thực hiện cài đặt IP tĩnh bằng cách sửa file cấu hình có nghĩa là ta sửa file cấu hình của card mạng để nhận địa chỉ IP mà chúng ta quy định. 

Vì máy của mình chỉ đang dùng 1 card mạng duy nhất nên mặc định file cấu hình sẽ nằm ở đường dẫn “/etc/sysconfig/network-scripts/ifcfg-ens160” và để sửa file cấu hình ta sẽ dùng lệnh “vi”.

vi /etc/sysconfig/network-scripts/ifcfg-ens160

Thay đổi file cấu hình theo nội dung sau:

TYPE=Ethernet

PROXY_METHOD=none

BROWSER_ONLY=no

BOOTPROTO=none

DEFROUTE=yes

IPV4_FAILURE_FATAL=no

NAME=ens160

DEVICE=ens160

UUID=6554ad62-1765-4753-a086-07727d244b2b

ONBOOT=yes

IPADDR=192.168.10.23

PREFIX=24

GATEWAY=192.168.10.2

DNS1=8.8.8.8

Giải thích:

  • TYPE=Ethernet: điều này có nghĩa rằng loại card mạng là ethernet
  • PROXY_METHOD=none: không sử dụng phương thức proxy
  • BROWSER_ONLY=no: Chỉ định xem cấu hình mạng này có áp dụng chỉ cho trình duyệt hay không. 
  • BOOTPROTO=none: chỉ định loại cấu hình IP ở đây none có nghĩa là IP tĩnh
  • DEFROUTE=yes: Chỉ định xem định tuyến mặc định có được thiết lập hay không
  • IPV4_FAILURE_FATAL=no: Chỉ định xem hệ thống có phải xem một lỗi kết nối IPv4 là nghiêm trọng và gây lỗi không khả dụng hay không.
  • NAME=ens160: tên card mạng
  • DEVICE=ens160: Tên thiết bị
  • UUID=6554ad62-1765-4753-a086-07727d244b2b: UUID này là của riêng máy mình các bạn có thể xóa dòng này và máy sẽ tự sinh ra UUID dành riêng cho máy bạn
  • ONBOOT=yes: Tự động bật khi bật lại máy
  • IPADDR=192.168.10.23: địa chỉ IP
  • PREFIX=24: số Prefix
  • GATEWAY=192.168.10.2: địa chỉ default gateway
  • DNS1=8.8.8.8: địa chỉ DNS server ở đây các bạn có thể cấu hình thêm bằng cách thêm các số 2, 3, ..

Sau khi sửa file cấu hình xong chúng ta cần lưu và thoát :x. Sau đó tiến hành restart lại dịch vụ NetworkManager.

systemctl restart NetworkManager

Hoặc các bạn có thể sử dụng lệnh ifup và ifdown để bật tắt lại card mạng khi thấy máy nhận 2 địa chỉ IP(do mình cấu hình trên VMware nên có thể có hiện tượng này).

ifdown ens160 && ifup ens160

Bây giờ bạn có thể kiểm tra IP của máy.

ip a

hình ảnh kiểm tra IP 1
hình ảnh kiểm tra IP

2.2 Cấu hình IP tĩnh cho CentOS 8 bằng lệnh

Để cấu hình IP tĩnh bằng lệnh ta sẽ thực hiện như sau.

Đổi tên connection trong “nmcli” (đôi khi mới thêm card mạng tên của nó sẽ không như ta mong muốn và ta cần đặt lại tên). Tên này sẽ nằm ở mục CONNECTION khi ta thực hiện lệnh.

[root@localhost ~]# nmcli dev status

DEVICE  TYPE      STATE      CONNECTION

ens160  ethernet  connected  ens160

lo      loopback  unmanaged  --

[root@localhost ~]#

nmcli con mod [tên cũ] connection.id [tên mới]

Đặt ip address, gateway, dns.

nmcli con mod ens160 ipv4.addr 192.168.10.23/24

nmcli con mod ens160 ipv4.gateway 192.168.10.2

nmcli con mod ens160 ipv4.dns 8.8.8.8

Chuyển ip sang thủ công.

nmcli con mod ipv4.method manual

Bật kết nối tự động.

nmcli con mod ens160 connection.autoconnect yes

Khởi động lại dịch vụ.

systemctl restart NetworkManager

Hoặc các bạn có thể sử dụng lệnh ifup và ifdown để bật tắt lại card mạng khi thấy máy nhận 2 địa chỉ IP (do mình cấu hình trên VMware nên có thể có hiện tượng này).

ifdown ens160 && ifup ens160

Bây giờ bạn có thể kiểm tra IP của máy.

ip a

Kết quả kiểm tra IP
Kết quả kiểm tra IP

3. Hướng dẫn cấu hình IP tĩnh cho Ubuntu

Trước khi cấu hình IP tĩnh cho Ubuntu bạn có thể tham khảo cài đặt Ubuntu Server chi tiết tại đây.

3.1 Cấu hình IP tĩnh cho Ubuntu  bằng sửa file cấu hình

Từ phiên bản Ubuntu 18.04 trở lên thì “Netplan” là ứng dụng thay thế “ifupdown” để quản lý network.

Do card mạng mình đang dùng là “ens33” nên file cấu hình mặc định sẽ là “/etc/netplan/00-installer-config.yaml”.

vi /etc/netplan/00-installer-config.yaml

Thay đổi theo nội dung sau:

network:

  version: 2

  ethernets:

    eth0:

      dhcp4: no

      addresses: [192.168.10.25/24]

      gateway4: 192.168.10.2

      nameservers:

        addresses: [8.8.8.8,8.8.4.4]

      dhcp6: no

Tiến hoàn load lại file cấu hình.

netplan apply

Kiểm tra lại IP.

ip a

Kết quả kiểm tra IP
Kết quả kiểm tra IP

3.2 Cấu hình IP tĩnh cho Ubuntu bằng lệnh

Theo mặc định thì Netplan không có lệnh nào để đặt IP tĩnh nên nếu ta muốn đặt ip tĩnh bằng lệnh thì phải thông qua NetworkManager.

Trên Ubuntu thì mặc định vẫn có NetworkManager nhưng sẽ ưu tiên Netplan hơn là NetworkManager. Để có thể bật NetworkManager trở lại ta cần sửa lại file cấu hình của Netplan.

vi /etc/netplan/00-installer-config.yaml

Thay đổi nội dung file thành như sau.

network:

  version: 2

  renderer: NetworkManager

Tiến hành load lại Netplan.

netplan apply

Bây giờ ta có thể sử dụng câu lệnh “nmcli” để bắt đầu cấu hình.

nmcli con mod ens33 ipv4.addr 192.168.10.25/24

nmcli con mod ens33 ipv4.gateway 192.168.10.2

nmcli con mod ens33 ipv4.dns 8.8.8.8

nmcli con mod ens33 ipv4.method manual

nmcli con mod ens33 connection.autoconnect yes

Tuy nhiên lần này ta phải tiến hành reboot lại máy để cấu hình có thể áp dụng.

init 6

Kiểm tra kết quả:

Kiểm tra lại kết quả
Kiểm tra lại kết quả

4. Một số điểm cần chú ý

Mỗi thiết bị sẽ có card mạng khác nhau, chỉ cần các bạn lưu ý đổi tên theo đúng card mạng của mình, các bạn đều có thể làm ra được kết quả mong muốn.

Mặc định khi dựng máy mới thì card mạng sẽ cấu hình theo DHCP, nếu các bạn chỉ muốn thử xem IP tĩnh có hoạt động không thì có thể copy lại file cấu hình ban đầu và khi làm xong chỉ cần copy lại.

Khi các bạn thêm card mạng thì file cấu hình của card mạng mới sẽ không có sẵn. Việc của các bạn cần làm là copy file cấu hình của card mạng đã có từ trước xong thay đổi thông số theo yêu cầu. Lưu ý xóa UUID và thay tên card mạng mới nhé.

Tổng kết

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết cách cấu hình địa chỉ IP tĩnh trên Server Centos và Ubuntu. IP tĩnh là thực sự cần thiết đối với máy chủ, giúp cho quản trị viên có thể quản lý hệ thống đơn giản, hiệu quả hơn. Trong quá trình cài đặt nếu gặp phải vướng mắc không thể xử lý, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn sớm nhất nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm: CentOS vs Ubuntu - Bạn nên lựa chọn hệ điều hành nào

Tác giả:
author avatar
Mình là Huy, hiện mình đang là kỹ sư hệ thống tại SunCloud. Mình có nhiều năm kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn về mạng, hệ thống, điện toán mây và an ninh bảo mật. Mình đã triển khai và vận hành rất nhiều dự án thực tế cho doanh nghiệp, cơ quan. Mình đã đạt được một số chứng chỉ quốc tế như CCNP, LPI, VCP, đồng thời mình vẫn đang tiếp tục học tập để trau dồi kiến thức mỗi ngày. Mình rất yêu thích công nghệ, đam mê chia sẻ những kiến thức, thông tin hữu ích cho mọi người.

Tin tức nổi bật