Trang chủTin tứcHướng dẫn cài đặt và sử dụng SQL Server 2019 trên Centos 7
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng SQL Server 2019 trên Centos 7

SQL Server 2019 là hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến được phát triển bởi Microsoft. Bài viết sẽ hướng chi tiết cách cài đặt SQL Server 2019 trên CentOS 7.

Với sự phổ biến của SQL Server 2019 và nhu cầu triển khai nó trên các hệ thống, việc cài đặt và kết nối SQL Server 2019 trên Centos 7 là một vấn đề quan trọng và cần được giải quyết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi qua từng bước cụ thể để cài đặt và kết nối SQL Server 2019 trên Centos 7, giúp các nhà quản trị hệ thống có thể triển khai SQL Server một cách hiệu quả trên các máy chủ của mình

1. SQL Server

SQL Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS - Database Management System) do Microsoft phát triển và quản lý. Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1989, SQL Server đã trở thành một trong những hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến và phổ biến nhất trên thế giới.

SQL Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu
SQL Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu

SQL Server được thiết kế để quản lý, lưu trữ, và tìm kiếm dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quan hệ. Nó sử dụng ngôn ngữ truy vấn SQL (Structured Query Language) để thực hiện các thao tác truy cập, cập nhật, và quản lý dữ liệu. SQL Server cung cấp môi trường cho các ứng dụng doanh nghiệp quan trọng và cơ sở dữ liệu lớn, cung cấp các tính năng như quản lý dữ liệu, bảo mật, tối ưu hiệu suất, và dịch vụ kỹ thuật dữ liệu.

>>> Xem thêm:  Hướng dẫn cài đặt giám sát CentOS 7 bằng Zabbix Agent v6.0.18

2. Hướng dẫn cài đặt SQL Server 2019 trên Centos 7

Bước 1: Cài đặt SQL Server 2019 trên CentOS 7

Cập nhật các gói trên hệ thống của bạn:

yum -y update

Tải xuống file SQL Server 2019 (15.x) repo:

sudo curl -o /etc/yum.repos.d/mssql-server.repo <https://packages.microsoft.com/config/rhel/7/mssql-server-2019.repo>

Repo được lưu tại đường dẫn /etc/yum.repos.d

2-cai-dat-repo-sql-server-2019

Chi tiết file repo: /etc/yum.repos.d/mssql-server.repo

[packages-microsoft-com-mssql-server-2019]

name=packages-microsoft-com-mssql-server-2019

baseurl=https://packages.microsoft.com/rhel/7/mssql-server-2019/

enabled=1

gpgcheck=1

gpgkey=https://packages.microsoft.com/keys/microsoft.asc

Cài đặt SQL Server 2019 trên CentOS 7:

yum install -y mssql-server

Xem thông tin package đã cài đặt:

rpm -qi mssql-server

Kết quả:

3-Cai-dat-sql-server-tren-centos7

Bước 2: Cấu hình MS SQL 2019

Sau khi đã cài đặt SQL 2019, chúng ta tiến hành chọn phiên bản và thiết lập mật khẩu cho tài khoản sa cho SQL 2019 của bạn:

sudo /opt/mssql/bin/mssql-conf setup

  • Chọn một phiên bản bạn muốn sử dụng. Trong ví dụ này chúng ta chọn 2 - Developer (free, no production use rights).
Chọn phiên bản SQL Server muốn sử dụng
Chọn phiên bản SQL Server muốn sử dụng
  • Chọn Yes để đồng ý các điều khoản và nhập mật khẩu tài khoản SA của bạn.

5-cai-dat-sql-server-2019-tren-centos7

Đến đây, ta đã hoàn thành việc cài đặt SQL Server 2019 trên Centos 7. Để có thể sử dụng các lệnh bash shell cho mỗi phiên đăng nhập ta cần cài đặt thêm một số công cụ hỗ trợ.

Bước 3: Cài đặt công cụ dòng lệnh mssql-tools, unixODBC

Thêm repo trước khi cài đặt các công cụ dòng lệnh:

sudo curl -o /etc/yum.repos.d/msprod.repo https://packages.microsoft.com/config/rhel/7/prod.repo

Tiếp theo, chúng ta tiến hành cài đặt các công cụ dòng lệnh bằng lệnh:

sudo yum -y install mssql-tools unixODBC-devel

Nhập YES để đồng ý các điều khoản:

6-cai-dat-cong-cu-dong-lenh

Để sqlcmd và bcp có thể truy cập được từ bash shell cho các phiên đăng nhập, hãy thực hiện:

echo 'export PATH="$PATH:/opt/mssql-tools/bin"' >> ~/.bash_profile

echo 'export PATH="$PATH:/opt/mssql-tools/bin"' >> ~/.bashrc

source ~/.bashrc

3. Các thao tác quản lý dịch vụ mssql-server

Khởi động service mssql-server:

sudo systemctl start mssql-server

Khởi động service mssql-serve cùng hệ thống:

sudo systemctl enable mssql-server

Dừng service mssql-server:

sudo systemctl stop mssql-server

4. Kết nối đến cơ sở dữ liệu

4.1. Kết nối cục bộ

Sử dụng sqlcmd để kết nối đến SQL server và nhập mật khẩu tài khoản SA của bạn:

sqlcmd -S localhost -U sa

Trong đó:

  • -S: chỉ định tên máy chủ SQL Server muốn kết nối đến.
  • -U: tài khoản người dùng để đăng nhập vào SQL Server.

4.2. Kết nối từ xa

Mở port 1433 trên máy chủ cài đặt SQL Server.

sudo firewall-cmd --add-port=1433/tcp --permanent

sudo firewall-cmd --reload

Trên linux: Sử dụng tên máy chủ hoặc địa chỉ IP thay vì localhost để có thể kết nối từ xa đến SQL Server của bạn:

sqlcmd -S <nameserver/IP> -U sa

Trên Windows: Một số công cụ kết nối SQL Server trên Linux:

  • SQL Server Management Studio (SSMS)
  • Windows PowerShell
  • SQL Server Data Tools (SSDT)

Sử dụng SQL Server Management Studio (SSMS) trên Windows để quản lý SQL Server trên Linux:

  • Tải xuống và cài đặt phiên bản mới nhất tại đây.
  • Mở SQL Server Management Studio. Chọn Connect > Database Engine.
Trên Windows server kết nối từ xa đến SQL Server Centos 7
Trên Windows server kết nối từ xa đến SQL Server Centos 7
  • Trong đó:
    • Server type: Mặc định là Database Engine.
    • Server name: Nhập tên của máy chủ Linux SQL Server hoặc IP.
    • Authentication: Chọn SQL Server Authentication.
    • Login: Nhập tài khoản người dùng có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu trên máy chủ của bạn.
    • Password: Nhập mật khẩu bảo mật của tài khoản người dùng.
  • Chọn Connect để kết nối với SQL Server của bạn.

5. Kết luận

Qua bài viết này, Suncloud đã hướng dẫn bạn về cách cài đặt SQL Server 2019 trên CentOS 7. SQL Server 2019 là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến và mạnh mẽ do Microsoft phát triển. SQL Server cung cấp nhiều tính năng quan trọng, bao gồm quản lý dữ liệu, tối ưu hiệu suất, bảo mật,…. Nó cũng tích hợp tốt với các dịch vụ đám mây, mở ra nhiều cơ hội triển khai và quản lý cơ sở dữ liệu trên nền tảng đám mây. Điều này làm cho SQL Server 2019 trở thành một lựa chọn phổ biến cho các tổ chức và doanh nghiệp muốn quản lý dữ liệu một cách hiệu quả và an toàn.

Tác giả:
author avatar
Mình là Huy, hiện mình đang là kỹ sư hệ thống tại SunCloud. Mình có nhiều năm kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn về mạng, hệ thống, điện toán mây và an ninh bảo mật. Mình đã triển khai và vận hành rất nhiều dự án thực tế cho doanh nghiệp, cơ quan. Mình đã đạt được một số chứng chỉ quốc tế như CCNP, LPI, VCP, đồng thời mình vẫn đang tiếp tục học tập để trau dồi kiến thức mỗi ngày. Mình rất yêu thích công nghệ, đam mê chia sẻ những kiến thức, thông tin hữu ích cho mọi người.

Tin tức nổi bật