Hướng dẫn cài đặt và gỡ bỏ ứng dụng trên hệ điều hành Linux
Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu chi tiết về quản lý người dùng và nhóm trong Linux. Chúng ta sẽ tiếp tục với cách cài đặt ứng dụng trên Linux ngay sau đây.
Chúng ta đã tìm hiểu chi tiết về quản lý người dùng và nhóm trong Linux trong phần trước đó. Và tiếp theo đây chúng ta sẽ tiếp tục với kiến thức về cách cài đặt và gỡ bỏ ứng dụng trên hệ điều hành Linux nhé!
1. Giới thiệu về cách cài đặt các ứng dụng trên Linux
Trên Linux sẽ có 2 cách cài đặt các ứng dụng đó là cài đặt từ các kho ứng dụng (Repositories) bằng yum đối với CentOS và apt đối với Ubuntu hoặc tải các gói và cài đặt thủ công bằng rpm đối với CentOS và dpkg đối với Ubuntu.
Khi cài đặt từ các kho ứng dụng thì mọi việc sẽ là tự động chúng ta không cần làm gì hết và chỉ cần đợi nó tự động tải và cài đặt sau đó dùng thôi. Nhưng tồn tại nhược điểm là đôi khi trên các kho ứng dụng vẫn sử dụng các version cũ của các ứng dụng và nó không phải là mới nhất.
Khi cài đặt bằng thủ công thì ưu điểm là ta sẽ được cài đặt những version mới nhất của các ứng dụng đó. Nhưng cũng có nhược điểm đó là các ứng dụng đó cần các gói hỗ trợ thì cần phải cài đặt bổ sung thêm.
Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết về hai cách cài đặt này ngay sau đây.
2. Hướng dẫn sử dụng RPM
2.1 Giới thiệu
- RPM là một công cụ cho phép người dùng cài đặt, cập nhật, gỡ cài đặt, quản lý các gói RPM có sẵn trên Linux.
- Các gói RPM: ta liên tưởng nó như là các file mà ta cài đặt bên ngoài điện thoại mà không thông qua CH Play vậy.
- Cấu trúc của các file RPM
<name>-<version>-<release>.<architecture>.rpm |
Ví dụ : telnet-0.17-65.el7_8.x86_64.rpm
2.2 Các chế độ của lệnh RPM
- Các chế độ :
- Install: Lệnh này được sử dụng để cài đặt bất kỳ các gói RPM.
- Remove: Lệnh này dùng để xóa, loại bỏ hoặc hủy cài đặt bất ký gói RPM nào.
- Upgrade: Lệnh này để cập nhật goi RPM hiện có.
- Verify: Lệnh này dùng để xác minh gói RPM.
- Query: Lệnh này dùng để truy vấn bất kỳ gói RPM nào.
- Để sử dụng các chế độ lệnh này ta chỉ cần nhớ các chữ cái đầu và liệt kê các option sử dụng, có thể kết hợp thêm một vài option nữa và bên dưới sẽ hướng dẫn.
- Các option thường sử dụng
- rpm -qa : Xem các gói phần mềm đã cài đặt
- rpm -qip : Xem thông tin chi tiết về 1 gói phần mềm
- rpm -qlp : xem các thư viện hỗ trợ khi cài gói phần mềm này
- rpm -ivh hay rpm -qvh : cài đặt gói phần mềm
- rpm -e : gỡ cài đặt gói phần mềm
- rpm -qf : Xem phần mềm sử dụng gói phần mềm nào để cài đặt
2.3 Hướng dẫn thực hành
Đầu tiên ta cần download gói rpm về.
- Một số trang web chứa file như: https://rpmfind.net/ hay https://rpm.pbone.net/
- Ta vào 1 trang bất kỳ và gõ htop rồi tìm bản redhat để cài cho Centos. Lưu ý rằng chọn đúng architecture và các bản phù hợp với hệ điều hành nhé, ở đây máy mình là bản x86_64 và CentOS 8.
Sau khi download bản đó về thì tiến hành add file vào máy centos. Bạn cũng có thể sử dụng lệnh “curl” để download file này về máy.
curl -O https://rpmfind.net/linux/epel/8/Everything/x86_64/Packages/h/htop-3.2.1-1.el8.x86_64.rpm |
Xem thông tin chi tiết về gói phần mềm.
rpm -qip htop-3.2.1-1.el8.x86_64.rpm |
Xem các thư viện hỗ trợ.
rpm -qlp htop-3.2.1-1.el8.x86_64.rpm |
Cài đặt gói phần mềm.
rpm -ivh htop-3.2.1-1.el8.x86_64.rpm |
Đầu ra như này là được.
[root@localhost ~]# rpm -ivh htop-3.2.1-1.el8.x86_64.rpm warning: htop-3.2.1-1.el8.x86_64.rpm: Header V4 RSA/SHA256 Signature, key ID 2f86d6a1: NOKEY Verifying... ################################# [100%] Preparing... ################################# [100%] Updating / installing... 1:htop-3.2.1-1.el8 ################################# [100%] [root@localhost ~]# |
Bây giờ ta đã có thể sử dụng lệnh htop.
Xem thông tin về gói cài đặt phần mềm.
rpm -qf /usr/bin/htop |
Gỡ cài đặt (ở đây ta chỉ gỡ cài đặt gói chứ không phải xóa file mà ta đã tải về nên không có đuôi rpm ở cuối).
rpm -e htop-3.2.1-1.el8.x86_64 |
3. Hướng dẫn sử dụng YUM
3.1 Giới thiệu về YUM
- Ta hãy hiểu YUM giống như là CH Play vậy nó như là một kho ứng dụng giúp ta có thể lên đó và lấy bất kỳ phần mềm nào ta thích về và tự động cài đặt.
- Thứ hỗ trợ cho YUM chính là Repository
- Repository là tập hợp các kho lưu trữ mã các gói cài đặt được chứa trong đó. Ta có thể thêm và xóa các kho lưu trữ hỗ trợ cho YUM.
- thư mục chứa Repository là “/etc/yum.repos.d/”
3.2 Các chế độ trong YUM
- yum install tên_gói: Cài đặt một gói mới.
- yum update tên_gói: Cập nhật một gói đã cài đặt.
- yum remove tên_gói: Gỡ bỏ một gói từ hệ thống.
- yum search tên_gói: Tìm kiếm một gói trong kho lưu trữ.
- yum list installed: Liệt kê tất cả các gói đã cài đặt.
3.3 Thực hành
Cài đặt htop.
yum install -y httpd |
Xóa cài đặt htop.
yum remove httpd |
3.4 Thêm repo vào YUM
Có 2 cách thêm repo vào YUM là tự động và thủ công. Cách thủ công mình sẽ nói ở các bài sau. Cách thêm repo tự động sẽ dễ hơn và được sử dụng bằng lệnh. Repo được coi là phổ thông cho CentOS đó là “epel-release”. Hầu hết mọi thứ mà CentOS cần đều có ở đây.
yum install epel-release |
4. Hướng dẫn sử dụng dpkg
Trên Centos có file rpm có thể cài đặt offline thì trên ubuntu cũng có file dev dành cho việc cài đặt offline.
4.1 Các chế độ của lệnh dpkg
- dpkg -i tên_gói.deb : Cài đặt gói
- dpkg -r tên_gói : gỡ cài đặt gói
- dpkg -P tên_gói : gỡ cài đặt và loại bỏ tất cả các file cấu hình của gói
- dpkg -l tên_gói : Hiển thị thông tin chi tiết về gói chỉ định
- dpkg -l '*tên_gói*' : Tìm kiếm gói
- dpkg --configure -a : Cập nhật lại thông tin về các gói đã cài đặt
- dpkg -L tên_gói : Hiển thị vị trí các file cài đặt bởi gói
4.2 Thực hành
Tải file dev về máy: để download 1 file .dev về thì ta cứ lên trình duyệt gõ download file htop.dev chẳng hạn và tiến hành tải về như bình thường.
- http://ftp.de.debian.org/debian/pool/main/h/htop/htop_3.0.5-7_amd64.deb bạn có thể vào chrome gõ url này để download htop.
curl -O http://ftp.de.debian.org/debian/pool/main/h/htop/htop_3.0.5-7_amd64.deb |
- Sau khi tải xuống ta cũng tiến hành kéo file vào như lúc cài rpm vậy.
Cài đặt gói.
dpkg -i htop_3.0.5-7_amd64.deb |
Xem thông tin chi tiết về gói.
dpkg -l htop |
Gỡ cài đặt gói
dpkg -P htop |
Có thể máy bạn sẽ không xóa được htop do server đang phụ thuộc vào htop. Để có thể xóa được htop bây giờ bạn cần xóa bằng apt sẽ tìm hiểu ở phần sau.
Cập nhật lại để khi cài lại htop không bị lỗi.
dpkg --configure -a |
5. Hướng dẫn sử dụng apt
Về cơ bản thì apt trong ubuntu giống như là yum trong centos. Nó đều là công cụ giúp cài đặt các package online và tự động cài cài thêm các gói hỗ trợ cần thiết.
5.1 Các chức năng chính
- apt install tên_gói: Cài đặt gói
- apt remove tên_gói: Gỡ cài đặt gói
- apt purge tên_gói: Gỡ cài đặt gói và loại bỏ tất cả các file cấu hình
- apt update: Cập nhật cơ sở dữ liệu gói
- apt upgrade: Cập nhật các gói đã cài đặt
- apt search tên_gói: Tìm kiếm gói
- apt show tên_gói: Hiển thị thông tin chi tiết về gói
- sudo add-apt-repository ppa:nguồn/ppa: Thêm kho lưu trữ
- sudo add-apt-repository --remove ppa:nguồn/ppa: Xóa kho lưu trữ
- pt autoremove: Xóa các gói cài đặt cục bộ đã không còn trong cơ sở dữ liệu
5.2 Thực hành
Cài đặt gói htop
apt install htop |
Xem thông tin chi tiết về gói.
apt show htop |
Xóa gói htop.
apt purge htop |
Tổng kết
Cài đặt ứng dụng trong Linux là một phần rất quan trọng mà các bạn cần phải nắm được để vận hành Linux. Nếu bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu về Linux hoặc đã tìm hiểu mà chưa được được chuyên sâu thì hãy tham khảo seri bài viết về Linux của chúng mình. Mình tin rằng sau khi đọc xong bạn sẽ có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ các vấn đề mà bạn còn đang vướng mắc. Cùng trở lại suncloud.vn để cập nhật các kiến thức bổ ích khác nhé.