Cài đặt Active Directory Domain Services trên Windows Server 2022
Hướng dẫn chi tiết từng bước giúp bạn triển khai cài đặt Active Directory Domain Services trên Windows Server 2022 một cách đơn giản và dễ dàng nhất.
Active Directory Domain Services (AD DS) là một phần không thể thiếu của hệ thống mạng doanh nghiệp, cung cấp một cơ sở dữ liệu chung cho việc quản lý và tổ chức người dùng, máy tính và các tài nguyên khác trên mạng. Trên nền tảng của Windows Server 2022, việc cài đặt AD DS là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng và duy trì một môi trường domain đáng tin cậy và hiệu quả.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết về cách cài đặt AD DS trên Windows Server 2022, giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ quan trọng này và áp dụng nó vào hệ thống mạng của mình một cách dễ dàng và hiệu quả.
I. Tổng quan
1. Windows Server 2022
Windows Server 2022 là phiên bản mới nhất của hệ điều hành máy chủ của Microsoft, tập trung vào tính ổn định, bảo mật và hiệu suất. Nó cung cấp các tính năng tiên tiến như hỗ trợ container, ảo hóa và tích hợp dịch vụ đám mây, đồng thời cải thiện bảo mật và quản lý. Windows Server 2022 linh hoạt trong việc triển khai trên nhiều môi trường khác nhau, từ máy chủ vật lý đến môi trường ảo hóa và đám mây, là nền tảng lý tưởng cho các ứng dụng và dịch vụ kinh doanh hiện đại.
>>> Xem thêm: Windows Server 2022 có gì mới so với các phiên bản trước đây
2. Active Directory Domain Services là gì?
AD DS hay còn được biết đến là Active Directory Domain Services là một dịch vụ của hệ điều hành Windows Server, được sử dụng để quản lý và tổ chức tài nguyên mạng trong một môi trường domain. AD DS sẽ cho phép các tổ chức tổ chức và quản lý người dùng, máy tính, nhóm và các tài nguyên khác trên mạng nội bộ một cách dễ dàng và hiệu quả. Bằng cách cung cấp một cơ sở dữ liệu chung và một cách thức đơn giản để quản lý người dùng và tài nguyên, AD DS giúp tăng cường sự hiệu quả và bảo mật trong quản lý hệ thống mạng.
>>> Xem thêm: Active Directory là gì? Hướng dẫn cài đặt Active Directory
3. Vai trò của Active Directory Domain Services
Giả sử có một công ty với hàng trăm nhân viên, nhiều phòng ban và có cơ sở hạ tầng Windows Server với Active Directory được triển khai. Đây là cách thư mục này phát huy vai trò của nó:
- Quản lý người dùng: Quản trị viên CNTT có thể tạo và quản lý tài khoản người dùng của từng nhân viên bằng Active Directory. Khi các tài khoản này được tạo, chúng có thể thêm và quản lý tên tài khoản người dùng, loại tài khoản, mật khẩu và các chi tiết tương tự khác.
- Kiểm soát truy cập và bảo mật: Active Directory cung cấp nhiều tính năng bảo mật mà quản trị viên có thể sử dụng để cải thiện bảo mật tổng thể của hệ thống. Điều này bao gồm triển khai xác thực hai yếu tố, thực thi mật khẩu và ngăn truy cập trái phép vào dữ liệu nhạy cảm.
- Quản lý tài nguyên: Quản trị viên có thể quản lý quyền truy cập vào tài nguyên mạng như máy in, thư mục dùng chung và thiết bị mạng. Họ có thể làm cho các thiết bị này có thể truy cập được đối với những người dùng hoặc nhóm cụ thể, cũng như sửa đổi các quyền để kiểm soát quyền truy cập vào thông tin nhạy cảm.
4. Thành phần của Active Directory Domain Services
Trong một môi trường AD DS, các thành phần cơ bản bao gồm:
- Domain: Là một phân vùng bảo mật trên mạng, nơi chứa thông tin về người dùng, máy tính và các đối tượng khác.
- Domain Controller: Là máy chủ chứa cơ sở dữ liệu AD DS và quản lý tất cả các tài nguyên trong domain.
- User Accounts: Được sử dụng để xác định và quản lý quyền truy cập của người dùng vào các tài nguyên trong domain.
- Group Policies: Là các chính sách bảo mật và cấu hình được áp dụng cho người dùng và máy tính trong domain.
II. Hướng dẫn cài đặt AD DS trên Windows Server 2022
1. Chuẩn bị trước
Để có thể triển khai được AD DS, bạn cần phải chuẩn bị những thứ sau:
- Một máy tính hoặc máy chủ đáp ứng đủ các yêu cầu về cấu hình như: CPU, RAM, Bộ nhớ,... để cài đặt Windows Server 2022.
- Xác định được tên miền và cấu trúc tổ chức của domain.
2. Triển khai AD DS
2.1. Thiết lập máy Windows Server
Đối với máy được chọn làm Domain Controller, sau khi thực hiện cài đặt xong, các bạn tiến hành đổi tên thiết bị từ tên mặc định sang tên ngắn gọn, dễ phân biệt. Nếu bạn chưa biết cách để đổi tên thiết bị, bạn có thể xem hướng dẫn dưới đây.
- Các bạn ấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run, sau đó các bạn nhập vào ‘sysdm.cpl’ như sau để mở hộp thoại System Properties.
- Tiếp đó, khi hộp thoại System Properties hiện ra, các bạn chọn “Change” để tiến hành thay đổi tên cho máy tính.
- Khi hộp thoại Computer Name hiện ra, các bạn thực hiện đổi tên cho thiết bị như ý muốn của mình, sau đó bấm OK để lưu. Tiếp đến, các bạn chọn Apply và OK để hoàn tất quá trình. Sau khi đổi tên xong, thiết bị sẽ yêu cầu khởi động lại, các bạn chọn OK để khởi động lại là hoàn tất quá trình đổi tên.
Vì chúng ta sẽ cấu hình máy tính này làm AD DS nên chúng ta sẽ cần thiết lập IP tĩnh. Các bạn có thể thực hiện cấu hình IP tĩnh trên Windows Server bằng cách vào Start → Search → View Network Connections. Click phải chuột vào card mạng mà máy đang sử dụng và chọn Properties.
- Tiếp đến, chúng ta chọn vào mục Internet Protocol Version 4 và chọn Properties
- Cuối cùng, bạn thực hiện thiết lập IPv4 tĩnh cho thiết bị của mình, sau đó bấm OK để lưu và thoát. Việc thay đổi IP sẽ chỉ yêu cầu khởi động lại kết nối mạng mà không yêu cầu bạn phải khởi động lại thiết bị.
2.2. Cài đặt AD DS cho Windows Server
Các bạn truy cập vào Server Manager, sau đó chọn “Add roles and features” để thêm mới vai trò cho Server.
Khi bảng hiển thị cách cài đặt hiện ra, các bạn chọn như sau:
Tiếp đến là mục chọn Server để cài đặt
Sau đó, chúng ta tiến hành chọn Vai trò muốn cài đặt
Sau khi chọn vai trò, chúng ta chọn các đặc trưng muốn cài đặt, cái này chúng ta nên để mặc định và chỉ bấm Next
Sau đó tiếp tục bấm Next cho đến mục Confirmation
Đến mục Confirmation, chúng ta chọn tự động khởi động lại, sau đó cài đặt.
Vậy là chúng ta đã hoàn tất cài đặt AD DS trên máy Windows Server.
III. Tổng Kết
Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu được về Active Directory Domain Services và biết được cách cài đặt AD DS trên Windows Server 2022. Bằng cách tuân thủ các bước và hướng dẫn trên, bạn có thể triển khai và quản lý một môi trường domain trên hệ điều hành Windows Server 2022 một cách hiệu quả. Nếu gặp phải vướng mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé. Chúc bạn thành công!